Vietnam Airlines lỗ, Vietjet và Bamboo Airways khoe lãi

Với những thông báo gần đây, “anh cả” của ngành hàng không – Vietnam Airlines lỗ hơn 11.000 tỷ. Nhưng nếu như VietjetVietnam Airlines đều là các doanh nghiệp niêm yết với báo cáo tài chính được minh bạch thì thực tế, con số lãi của Bamboo Airways mới chỉ được công bố từ phía công ty.

Cuối tháng 1/2021, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet công bố báo cáo tài chính, trở thành một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và hoạt động có lợi nhuận trong năm 2020.

Cụ thể, kết thúc quý 4/2020, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 274 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 995 tỉ đồng. Tính cả năm 2020, Vietjet đạt 70 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất.

Hãng hàng không này cho biết, trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hãng đã chuyển đổi cấu hình một số tàu bay thành vận tải hàng hóa, áp dụng phương thức khai thác mới để tăng cường năng lực vận tải hàng hoá cho đội bay và vận chuyển hơn 60.000 tấn hàng hóa quốc tế. Vietjet cũng là hãng hàng không đầu tiên được nhà chức trách phê chuẩn phương thức chở hàng trên khoang hành khách.

Vietnam Airlines lỗ hơn 11.000 tỷ, Vietjet và Bamboo Airways khoe lãi
Vietjet lãi 70 tỷ trong năm 2020

Doanh thu bán vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước trong quý IV/2020 tăng nhanh, đạt 75%, cả năm tăng trưởng 16%. Thông qua các thoả thuận liên danh, hàng hóa của Vietjet đã đi tới châu Mỹ, châu Âu – những điểm đến mà trước đó hãng chỉ mới lên kế hoạch.

Cùng với đó, Vietjet đã khai thác 78.462 chuyến bay, vận chuyển hơn 15 triệu lượt khách. Theo xu hướng từ năm trước, doanh thu phụ trợ của Vietjet tăng nhanh tỷ trọng, chiếm gần 50% tổng doanh thu.

Ngay sau khi Vietjet công bố lãi, đại diện Hãng hàng không Bamboo Airways cũng “khoe” lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 ước khoảng hơn 400 tỷ đồng, tăng gần 34% so với năm trước.

Giải thích về con số lạc quan đáng ngạc nhiên này, đại diện Bamboo Airways cho biết, đối phó với Covid-19, hãng đã kịp thời tái hoạch định mạng đường bay theo hướng tập trung khai thác thị trường nội địa, mở các đường bay đến những điểm đến tiềm năng, đặc biệt là đường bay ngách và các đường bay có thể kết hợp với hệ sinh thái của FLC.

Vietnam Airlines lỗ hơn 11.000 tỷ, Vietjet và Bamboo Airways khoe lãi
Bamboo Airways thông báo tiếp tục lãi năm thứ 2

Những đường bay thẳng tiêu biểu cho chiến lược này là mạng bay kết nối Côn Đảo, Rạch Giá – Kiên Giang, Phú Yên, Cần Thơ…

Một mảng quan trọng mang lại nguồn thu lớn cho Bamboo Airways trong năm 2020 là loạt sản phẩm, combo mới như combo trọn gói bay – nghỉ dưỡng – golf 5 sao trên toàn quốc, bộ quyền lợi nhóm giá khách hàng mới.

Hãng này cho biết, trong năm 2020 đã vận chuyển hơn 4 triệu lượt hành khách, tăng 40% về số lượng chuyến bay và sản lượng khách so với năm 2019.

Bamboo Airways mới chính thức cất cánh từ tháng 1/2019. Năm trước, Tổng giám đốc của Bamboo Airways cũng công bố có lãi khiến những người quan tâm bất ngờ. Cụ thể, ông Đặng Tất Thắng cho biết lợi nhuận trước thuế của Bamboo Airways trong năm 2019 ước đạt 303 tỷ đồng. Trong khi chỉ mới 8 tháng trước đó, Bộ Tài chính thông tin Bamboo Airways lỗ 329 tỷ đồng sau 3 tháng cất cánh.

Bamboo Airways từng có kế hoạch bán cổ phần lần đầu ra công chúng trong năm 2020, nhưng ảnh hưởng dịch bệnh nên phải lùi lại.

Đối lập với 2 hãng hàng không tư nhân, anh cả của ngành là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ghi nhận doanh thu quý 4/2020 hơn 8.202 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ. Trong cả năm 2020, hãng hàng không đạt doanh thu 40.613 tỷ đồng, giảm 69%. Lỗ sau thuế hợp nhất là 11.098 tỷ đồng và phần lỗ thuộc về cổ đông công ty mẹ là 10.844 tỷ đồng.

Do lỗ nặng, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines giảm còn 1/3, ghi nhận 6.141 tỷ đồng. Lỗ lũy kế gần 9.260 tỷ đồng.

Đầu năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết cho Vietnam Airlines vay vốn không quá 4.000 tỷ đồng có tài sản đảm bảo để phục vụ hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hãng hàng không được phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thay Chính phủ thực hiện mua cổ phần.

Các giải pháp này nhằm giúp cho hãng hàng không quốc gia có nguồn lực tiền mặt để đối phó với những tác động của đại dịch.

Mặc dù Vietnam Airlines có một bức tranh tài chính xấu so với 2 doanh nghiệp cùng ngành, nhưng nếu như Vietjet và Vietnam Airlines đều là các doanh nghiệp niêm yết với báo cáo tài chính được minh bạch thì thực tế, con số lãi của Bamboo Airways mới chỉ được công bố từ phía công ty.

Trước đây, chuyên gia tài chính – TS. Nguyễn Trí Hiếu từng nhận định – một thông báo đơn thuần của lãnh đạo công ty thì không đủ cơ sở xác nhận tính khả tín của vấn đề. Kết quả kinh doanh này cần phải được kiểm toán quốc tế thì mới có độ tin cậy cao. Do vậy, việc các công ty tuyên bố lợi nhuận của họ chưa qua kiểm toán thì nhà đầu tư cần phải chờ đến lúc cáo báo cáo đã được kiểm toán.

Ngoài ra, một số chuyên gia tài chính cũng cho rằng, lợi nhuận của một công ty hàng không có thể đến từ lĩnh vực khác chứ chưa chắc đã đến từ hoạt động kinh doanh chính, khi mà thông thường, một hãng hàng không mới bay 1, 2 năm chưa thể có lãi.

Theo báo cáo tài chính của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), tới hết năm 2020, Bamboo Airways vẫn đang nợ ACV hơn 326 tỷ đồng, tăng hơn 196 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Số nợ này là các khoản phí liên quan tới nhà ga, sân bay ACV thu của các hãng và một số loại phí của hành khách trả cho ACV nhưng được các hãng thu hộ khi bán vé (nhưng hãng chưa thanh toán cho ACV). Trong năm 2020, ACV cũng có văn bản yêu cầu Bamboo Airways trả nợ.

Nguồn Internet

Tin tức doanh nghiệp trong nước

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing