Thương mại điện tử là gì? Phân biệt website và sàn giao dịch thương mại điện tử

Thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử là hoạt động mua-bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) thông qua các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử còn được gọi là E-commerce, nghĩa là Electronic Commerce.

Việt Nam hiện đang là sân chơi hấp dẫn cho các ông lớn của châu lục như: Alibaba, Tencent, SEA Group… và cả khối đầu tư nội. Cuộc chơi đốt tiền này chưa biết đến khi nào mới dừng lại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki. Số tiền đầu tư chưa nhận lại lợi nhuận của 3 sàn này năm sau cứ liên tục lớn hơn năm trước.

Điều này vô hình tạo ra một sân chơi mà lợi ích lớn nhất sẽ thuộc về khách hàng. Vô số chiến dịch khuyến mãi, giảm giá, quà tặng kèm, hỗ trợ phí vận chuyển, xoá bỏ phí thanh toán trong vòng 2 năm (2020-2021)… là những lý do ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gia nhập thị trường Thương mại điện tử. Rất nhiều doanh nghiệp đã thúc đẩy tỉ lệ ra đơn hàng và tạo được lợi nhuận khổng lồ sau vài năm gia nhập.

Thương mại điện tử là gì? Phân biệt website và sàn giao dịch thương mại điện tử

Vậy thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là hoạt động mua-bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) thông qua các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử còn được gọi là E-commerce, nghĩa là Electronic Commerce.

Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 2010. Chính phủ sau khi nghiên cứu trong một thời gian dài đã ban hành Nghị định về thương mại điện tử. Các hoạt động thương mại điện tử đã chính thức được pháp luật công nhận vào năm 2013. Thông tin chi tiết như sau:

“Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” – Nghị Định Số: 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử.

Xem thêm: Digital Marketing và những điều bạn có thể chưa biết

Lịch sử hình thành, phát triển

Thương mại điện tử (TMĐT) hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của Internet & Mạng điện tử.

Những năm gần đây, các sàn thương mại tích cực thúc đẩy hoạt động gia tăng độ nhận diện thương hiệu với nhiều chiến dịch tích hợp khác nhau; kết hợp với sự tác động của Covid-19 đã làm thay đổi hành vi tiêu dùng của một bộ phận không nhỏ khách hàng. Điều này phản ánh xu hướng chuyển đổi số hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự phổ biến của cụm từ TMĐT lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư ở các thành thị lớn của Việt Nam trong năm 2020.

Nhưng lịch sử thương mại điện tử thế giới đã được bắt đầu từ khoảng 40 năm trước ở hình thức thô sơ nhất.

Các cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển TMĐT:

Năm 1969 – CompuServe được thành lập

Công nghệ CompuServe được thành lập bởi tiến sĩ John R.Goltz, Jeffrey Wilkins và các sinh viên kỹ sư điện vào năm 1969. Vào thời điểm ban đầu, công nghệ được xây dựng bằng cách sử dụng kết nối quay số (dial up).

Năm 1979 – Michael Aldrich phát minh ra mua sắm điện tử

Michael Aldrich – một nhà phát minh người Anh đã giới thiệu mua sắm điện tử vào năm 1979, hoạt động bằng cách kết nối TV với máy tính xử lý giao dịch qua đường dây điện thoại. Trong quá trình hoạt động, hệ thống thông tin đóng có thể được mở và chia sẻ bởi bên ngoài để truyền dữ liệu an toàn.

Đây chính là nền tảng để xây dựng thương mại điện tử hiện đại.

Năm 1992 – Book Stacks Unlimited ra mắt thị trường sách trực tuyến đầu tiên

Charles M.Stack đã giới thiệu Book Stacks Unlimited – một cửa hàng sách trực tuyến được công bố vào năm 1992. Ở thời điểm sơ khai, công ty đã sử dụng định dạng bảng thông báo quay số (dial up), cho đến năm 1994, trang web đã số hoá và hoạt động bằng tên miền Books.com.

Năm 1994 – Netscape Navigator ra mắt dưới dạng trình duyệt web

Netscape Navigator được thiết kế như một công cụ duyệt web và chính thức ra mắt vào tháng 10 năm 1994. Trong thập kỉ 90, Netscape Navigator trở thành trình duyệt web được sử dụng chủ yếu trên nền tảng Windows trước sự nổi lên của nhà công nghệ khổng lồ Google.

Năm 1995 – Amazon và eBay ra mắt

Jeff Bezos đã giới thiệu Amazon vào năm 1995 chủ yếu như một nền tảng thương mại điện tử cho sách.

Cùng thời điểm đó, Pierre Omidyar đã giới thiệu AuctionWeb – tiền thân của trang web đấu giá nổi tiếng hiện nay eBay.

Kể từ thời điểm đó, cả hai đã trở thành nền tảng bán hàng thương mại điện tử lớn nhất thế kỷ 21 cho phép người tiêu dùng bán sản phẩm trực tuyến trên toàn cầu.

Thấu hiểu các hình thức thương mại điện tử

Để hiểu chi tiết hơn về kinh doanh thương mại điện tử là gì thì chúng ta cần tìm hiểu và hiểu rõ các mô hình hoạt động của nó. Hiện tại chúng ta có tất cả 9 hình thức giao dịch điện tử.

Trong số đó 4 hình thức chúng ta thường nghe nhất là: B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng), B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng), C2B (người tiêu dùng đến doanh nghiệp).

B2C: Doanh nghiệp tới người tiêu dùng

Thương mại điện tử B2C bao gồm các giao dịch được thực hiện giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là một trong những mô hình bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất trong bối cảnh thương mại điện tử. Ví dụ, khi bạn mua giày trực tuyến từ nhà sản xuất Biti’s, đây là một giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

B2B: Doanh nghiệp với doanh nghiệp

Thương mại điện tử B2B liên quan đến các hoạt động thương mại được thực hiện giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất với các đại lý hoặc nhà bán lẻ. Thông thường, bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào nguyên liệu thô, sản phẩm đã được đóng gói…

C2C: Người tiêu dùng với người tiêu dùng

Một trong những những mô hình kinh doanh thương mại điện tử được hình thành sớm nhất là mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C. Điều này bao gồm các mối quan hệ giữa khách hàng với khách hàng, ví dụ như trên Shopee, Amazon, Lazada.

C2B: Người tiêu dùng đến doanh nghiệp

C2B là mô hình kinh doanh đảo ngược mô hình thương mại điện tử truyền thống. C2B có nghĩa là người tiêu dùng cá nhân sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp sẽ là người mua nó. Một ví dụ về điều này là mô hình kinh doanh như Unsplash, trong đó ảnh stock có sẵn trực tuyến để mua trực tiếp từ các nhiếp ảnh gia khác nhau.

Xem thêm: Mô hình 7p trong Marketing: chiến lược & ứng dụng

Website thương mại điện tử và sàn thương giao dịch mại điện tử

Website thương mại điện tử

Là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

Website thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh: Bán trực tiếp với khách hàng (Direct sale D2C)

Vì sử dụng mô hình kinh doanh bán trực tiếp với khách hàng nên hình thức này được nhiều doanh nghiệp triển khai để chủ động hơn trong việc phân phối và kiểm soát đơn hàng… Một số doanh nghiệp lớn đã triển khai hình thức website TMĐT như: Thế giới đi động, Điện máy xanh, Bách hoá xanh, BigC… Bên cạnh đó, các shop quà tặng, thời trang, mỹ phẩm… cũng thường xây dựng cho mình một website riêng có chức năng mua hàng, thanh toán.

Mục đích xây dựng và hình thành website TMĐT sẽ phụ thuộc lớn vào chiến lược phát triển của công ty, tránh nguy cơ lệ thuộc vào các sàn TMĐT.

Sàn thương giao dịch mại điện tử

Website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Hiểu đơn giản, đó là một “khu chợ” mà các thương nhân có thể đến thuê/mua một vị trí để mở gian hàng của mình.

Sàn giao dịch TMĐT sử dụng mô hình kinh doanh:

▪️ Khách hàng với Khách hàng (C2C)

▪️ Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)

▪️ Bán trực tiếp với Khách hàng (Direct sale D2C)

Hình thức này được triển khai bởi những cái tên quen thuộc như: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing