Phong cách quản lý nhân viên của người lãnh đạo có TÂM và có TẦM

Phong cách quản lý nhân viên hiệu quả là khi nhà lãnh đạo làm tròn vai trò khích lệ nhân viên để đạt được các mục tiêu chung theo cách sáng tạo, tiết kiệm nguồn lực và đem lại kết quả cao nhất.

Theo Marcus Buckingham – cha đẻ của công cụ đánh giá cá nhân “trắc nghiệm tìm kiếm điểm mạnh của mình” thì “cái chúng ta rời bỏ là sếp của mình chứ không phải công ty”. Trên thực tế, nhiều người quyết định rời công ty bởi vì tâm lý “muốn giải thoát” bản thân khỏi những người sếp “kinh khủng”.

Một người lãnh đạo chỉ chăm chăm vào ý kiến cá nhân, xem nhân viên như một công cụ để thực hiện những mong muốn của mình; không lắng nghe mà dễ dàng bác bỏ mọi sự góp ý; ái ngại những nhân viên giỏi bởi tâm lý muốn kiểm soát vô hạn;… đây có lẽ là hình ảnh của một người sếp mà không một ai muốn gắn bó.

Ngược lại, người sở hữu 1 trong 4 phong cách quản lý nhân viên dưới đây có cơ hội trở thành người lãnh đạo có tâm và có tầm trong mắt các nhân viên.

Quản lý nhân viên theo phong cách dân chủ

phong cách quản lý nhân viên

Người lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định dựa trên việc tập hợp các quan điểm và phản hồi của nhân viên.

Mục đích nhằm:

  • Có được sự đồng thuận giữa các bên liên quan;
  • Minh bạch, khách quan và khuyến khích sự tham gia của nhân viên;
  • Là một cách để ghi nhận sự cống hiến của nhân viên;
  • Liên kết tổ chức, đảm bảo các bộ phận nhận thông tin chính sách các chính sách phát triển của công ty;
  • Giúp người lãnh đạo gần gũi hơn với những cộng sự của mình. Có ý nghĩa trong việc lựa chọn và đào tạo nhân sự kế nhiệm.

Để quản lý nhân viên theo cách dân chủ thì lãnh đạo cần các yếu tố:

  • Tính khách quan, công ty phân minh;
  • Giao tiếp khéo léo, đúng người đúng lúc;
  • Kỹ năng phân tích và tổng hợp nhiều ý kiến;
  • Kỹ năng ra quyết định.

Phong cách lãnh đạo trao quyền

phong cách quản lý nhân viên

Đúng như tên gọi, theo phong cách này người lãnh đạo không trực tiếp can dự vào công việc mà khuyến khích nhân viên chủ động tìm kiếm và quyết định cách thức xử lý công việc. Từ đó tạo cho nhân viên môi trường tự làm chủ; họ được quyền sáng tạo và đổi mới cũng như chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

Mặc dù khi trao quyền cho nhân viên sẽ kích thích họ nỗ lực cống hiến cho công ty, nhưng người lãnh đạo cũng cần sẵn sàng chuyển sang chế độ giải quyết xung đột bất kỳ khi nào họ mất tập trung, lơ là công việc.

Quản lý nhân viên bằng cách trao quyền mang đến năng lượng bứt phá cho công ty, tuy nhiên cũng rất dễ xảy ra vấn đề; vì vậy người lãnh đạo cần có:

  • Kỹ năng xử lý xung đột và can thiệp ngay khi cần;
  • Khả năng quan sát, đánh giá nhân viên để lựa chọn đúng người, đúng thời điểm. Sau đó thì đặt niềm tin vào các thành viên trong tổ chức;
  • Trao quyền nhưng không quên cơ chế chịu trách nhiệm cho từng vị trí;
  • Kiểm tra tiến độ một cách khéo léo, không can dự quá nhiều, quá sâu.

Phong cách quản lý nhân sự có tầm nhìn

Người lãnh đạo đáng tin cậy là người có tầm nhìn đối với đường hướng phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty. Nói cách khác, họ sẽ cung cấp lộ trình cho toàn bộ tổ chức khi thực hiện một chính sách hay chiến lược nào đó. Điều này không có nghĩa họ là người độc đoán trong việc quyết định; những gì họ làm sẽ đảm bảo cho công ty đạt được những thành quả tốt nhất.

Một trong những lợi ích của kiểu quản lý nhân viên này đó là củng cố niềm tin ở nhân viên đối với người lãnh đạo. Hỗ trợ mỗi cá nhân chủ động với các nhiệm vụ hằng ngày của họ nhờ vào những kế hoạch chi tiết và rõ ràng.

Thông thường người lãnh đạo có tầm sẽ có nhiều hơn 1 cách giải quyết cho một vấn đề; khi điều này không phù hợp họ nhanh chóng đưa ra phương án khác hợp lý hơn.

Người lãnh đạo có tầm rất cần sự cởi mở để lắng nghe ý kiến từ nhân viên; từ đó đưa ra những điều chỉnh khi cần thiết. Ngoài ra không thể thiếu các đặc điểm sau:

  • Nhạy bén trước sự thay đổi của thị trường;
  • Linh hoạt khi gặp các trở ngại, thử thách;
  • Khả năng truyền cảm hứng và khích lệ nhóm;
  • Khả năng tư duy chiến lược dài hạn.

Phong cách quản lý cố vấn

phong cách quản lý nhân viên

Người lãnh đạo đảm nhận vai trò cố vấn và đặt trọng tâm vào sự phát triển của nhân viên. Đồng nghĩa với việc họ sẽ thường xuyên chia sẻ; hướng dẫn và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển hơn nữa.

Điều tuyệt vời nhất mà phong cách quản lý nhân viên này mang lại đó là sự khẳng định rằng các nhà lãnh đạo quan tâm đến thành công và phúc lợi của nhân viên. Như vậy nhân viên như được truyền cảm hứng để thực hiện công việc của mình theo cách hiệu quả và tích cực hơn.

Để làm chủ phong cách quản lý này, người lãnh đạo cần:

  • Tư duy mong muốn giúp nhân viên phát triển;
  • Khả năng lắng nghe và phản hồi các thông tin;
  • Kỹ năng xây dựng niềm tin và những mối quan hệ có ý nghĩa;
  • Biết đồng cảm và kết nối tập thể.

Hãy nhớ rằng trong suốt quá trình làm quản lý, bạn không phải chỉ gắn bó với một phong cách duy nhất. Thay vào đó hãy linh hoạt áp dụng mỗi kiểu cho từng tình huống nhất định. Và đương nhiên, dù là áp dụng như thế nào thì bạn cũng nên tập trung vào nhân viên, vì họ làm tốt thì khách hàng sẽ hài lòng; khi khách hàng hài lòng sẽ không lo công ty không tăng doanh thu. Hy vọng những thông tin về phong cách quản lý nhân viên trên đây phần nào sẽ giúp bạn hoàn thành tốt việc điều hành và quản lý của mình.

Nguồn internet

Bài học nhân sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing