Nhà băng nào có thị phần tín dụng tăng mạnh nhất trong 5 năm qua?

Các ngân hàng quốc doanh đã mất 142 điểm cơ bản thị phần tín dụng trong 5 năm qua và Vietcombank là một ngoại lệ, với mức tăng 64 điểm cơ bản. Trong khi đó, thị phần của một số ngân hàng tư nhân lớn tăng mạnh.

Nhóm ngân hàng quốc doanh đang để mất thị phần cho các ngân hàng tư nhân lớn

Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng của chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường tín dụng đã chứng kiến nhiều thay đổi trong 5 năm qua. Đa phần các ngân hàng quốc doanh tăng trưởng tín dụng thấp hơn ngành trong khi các ngân hàng tư nhân duy trì tăng trưởng cao.

26 ngân hàng niêm yết tính đến năm 2020 đã tăng tổng thị phần tín dụng từ 65,4% cuối năm 2015 lên 71,3% năm 2020. Khi tính cả Agribank – một trong hai bên cho vay lớn nhất thị trường, 27 ngân hàng này chiếm 84,5% tổng thị phần tín dụng năm 2020. Tuy nhiên, phần lớn thị phần gia tăng những năm qua thuộc về các ngân hàng thương mại tư nhân, trong khi thị phần tín dụng của các ngân hàng quốc doanh bị thu hẹp.

Thị trường tín dụng có thể được chia thành các nhóm, lần lượt là nhóm ngân hàng quốc doanh, nhóm ngân hàng tư nhân nắm giữ trên 2% thị phần và nhóm còn lại có thị phần tín dụng trên 1%.

Nhà băng nào có thị phần tín dụng tăng mạnh nhất trong 5 năm qua?

Trong số bốn nhà cho vay lớn nhất, áp lực về vốn có sự khác biệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm của nhóm này dao động từ 11,7% đến 16,2%.

Trong đó, Vietcombank là ngân hàng duy nhất đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình toàn ngành (16,2% so với 14,6%). VietinBank thì bị hạn chế bởi nền tảng vốn mỏng, tỷ lệ đòn bẩy cao, hiệu quả thấp và không đủ dư địa để pha loãng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Agribank cũng bị mất thị phần tín dụng và BIDV cũng đã chứng kiến tăng trưởng tín dụng chậm lại những năm gần đây, khi tác động tích cực từ đợt phát hành riêng lẻ giảm dần.

Nhìn chung, các ngân hàng quốc doanh đã mất 142 điểm cơ bản thị phần tín dụng trong 5 năm qua và Vietcombank là một ngoại lệ, với mức tăng 64 điểm cơ bản.

Đối với các ngân hàng tư nhân nắm giữ trên 2% thị phần tín dụng (Sacombank, MB, Techcombank, VPBank, SHB, ACB), triển vọng là khác nhau giữa các ngân hàng trong nhóm. Nhóm này đã tăng 3,5% thị phần tín dụng kể từ cuối năm 2015.

Trong đó, MBB đứng đầu với mức tăng 90 điểm cơ bản. Mức tăng của Techcombank và VPBank lần lượt là 86 và 78 điểm cơ bản, trong khi ACB chỉ cải thiện thị phần thêm 39 điểm cơ bản. Bốn ngân hàng này cũng vượt trội hơn các ngân hàng khác trong nhóm về giá trị vốn hóa thị trường.

Techcombank, MBB và VPBank là những công ty có tốc độ tăng trưởng tín dụng kép hàng năm trên 20%, với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng này thuộc hàng đầu.

Sacombank là ngân hàng duy nhất đánh mất thị phần tín dụng ( giảm 2 điểm cơ bản) với tăng trưởng bình quân 5 năm ở mức thấp là 14,5% do quá trình xử lý tài sản xấu tồn đọng. SHB tăng trưởng tín dụng bình quân 18,8% mỗi năm.

Đối với nhóm ngân hàng còn lại (có thị phần dưới 2%), hầu hết có tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ tăng trưởng của nhóm này cao là do nền dư nợ tín dụng thấp, khi tổng thị phần của 6 ngân hàng này chỉ xấp xỉ Vietcombank.

Bức tranh thị phần tín dụng trong tương lai sẽ như thế nào?

VDSC cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Do đó, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 6-8% trong những năm tới như dự phóng, ước tính tăng trưởng tín dụng của ngành sẽ ở mức hai con số. Cho năm 2021, dự báo tăng trưởng tín dụng 11,4% -14,7%, trung bình là 13,1%.

Các ngân hàng tư nhân lớn, bao gồm Techcombank, MBB, VPBank, ACB dự kiến sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng của họ, đạt trên mức trung bình của ngành. Trong đó, ACB sẽ duy trì hoạt động cho vay cốt lõi vốn là điểm mạnh của mình, trong khi trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng tín dụng của Techcombank.

Nhóm ngân hàng quốc doanh (ngoại trừ Vietcombank) được dự báo sẽ vẫn bị áp lực về yêu cầu vốn. Với ROE cao, chi phí huy động thấp và dư địa để pha loãng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, chúng tôi cho rằng Vietcombank có nhiều lựa chọn để duy trì hoặc cải thiện hệ số CAR và duy trì mức chênh lệch dương với tăng trưởng tín dụng của ngành. Việc phát hành riêng lẻ đang trong quá trình sẽ giúp củng cố bộ đệm vốn của Vietcombank.

Về VietinBank, dự báo sự cải thiện về chất lượng tài sản sẽ dẫn đến cải thiện NIM và ROE. Điều này sẽ giảm áp lực lên CAR. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phần là quan trọng để có thể đạt tăng trưởng tín dụng hai con số trong những năm tới.

Nhìn chung, việc tăng vốn và nâng cao hiệu quả là cần thiết đối với các ngân hàng quốc doanh. Mặc dù vậy, VDSC cho rằng thị phần tín dụng của các ngân hàng này trong ngắn hạn sẽ duy trì xu hướng giảm do thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng cao.

Nhóm phân tích cũng kì vọng sẽ có sự thay đổi về thứ hạng thị phần tín dụng khi các ngân hàng lớn thuộc nhóm thứ hai (Techcombank, VPBank, MBB, ACB) mở rộng với tốc độ nhanh và có bộ đệm tốt hơn để duy trì đà tăng so với các ngân hàng so sánh.

“Trong đó, Techcombank là lựa chọn hàng đầu và giữ quan điểm tích cực về Vietcombank và ACB trong thời điểm không chắc chắn này”, VDSC nhận định.

Nguồn: Internet

Tin tức ngân hàng trong nước

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing