Emotional Branding – Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cảm Xúc

Emotional Branding – Thương hiệu cảm xúc là một khía cạnh vô cùng mới lạ đối với các doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, Emotional Branding là việc tối ưu hóa các thành tố liên quan tới thương hiệu nhằm khơi gợi cảm xúc từ người tiêu dùng, từ đó, biến họ trở thành những khách hàng trung thành nhất đối với các doanh nghiệp.

Emotional Branding – Cách Xây Dựng Thương Hiệu Cảm Xúc

Emotional Branding là gì?

Emotional Branding (hay còn được gọi là thương hiệu cảm xúc) là một quá trình xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thương hiệu khơi gợi cảm xúc trong khách hàng thông qua logo, UI design, trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ,…

Mục tiêu của những doanh nghiệp xây dựng thương hiệu theo định hướng phát triển cảm xúc là làm sao để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ trở thành những khách hàng trung thành nhất.

Các Emotional Branding có thể đánh vào những cảm xúc chân thật của con người như: Tình yêu, quyền lực, sự an toàn, sự khẳng định cái tôi,… để thực hiện thực hiện những điều chỉnh có thể “đánh thức” hành vi mua hàng từ người tiêu dùng.

Sự khác biệt của Emotional Branding và Emotional Advertising

Các chiến lược quảng cáo cảm xúc (Emotional Advertising) là một yếu tố góp phần xây dựng yếu tố cảm xúc trong các thương hiệu (Emotional Branding).

Nếu không cẩn thận, việc sử dụng quảng cáo cảm xúc có thể khiến người xem hiểu sai thông điệp. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ đối tượng khách hàng trọng tâm mình cần hướng tới và có sự thống nhất với hình ảnh, giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Cảm xúc và thang nhu cầu của Maslow

Thang nhu cầu Maslow xếp cảm xúc con người thành 5 mức. Có những người chỉ mong muốn mình được ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc; có những người khác muốn mình thuộc về một hội nhóm nào đó; nhưng cũng có những người lại mong mọi người công nhận thành tựu của mình;…

Vậy các doanh nghiệp có thể áp dụng thanh 5 bậc nhu cầu của Maslow như thế nào? Bạn có thể ứng dụng thang nhu cầu vào thương hiệu Apple qua ví dụ minh họa dưới đây:

Rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể định hướng sản phẩm, dịch vụ của mình hướng tới một nhu cầu cụ thể nào đó của khách hàng thông qua học thuyết của Maslow.

Cách thức sử dụng Emotional Branding

Chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng Emotional Branding để khơi gợi những cảm xúc mãnh liệt nhất của con người.

Nhưng cách ứng dụng phương pháp đó như thế nào sao cho hiệu quả với các doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua phần tiếp theo của bài viết:

Sự tin tưởng

Bạn đã từng nghe những mẩu quảng cáo mà doanh nghiệp A khẳng định chắc nịch: “Sản phẩm của chúng tôi được chuyên gia từ Bộ Y tế (hoặc bất kỳ cơ quan chuyên môn có uy tín nào khác” khuyên dùng”. Những lời khẳng định này không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp sử dụng đâu.

Nó đánh vào một khía cạnh cảm xúc mà bất kỳ chúng ta ai cũng có: Sự hoài nghi/sự tin tưởng. Các thương hiệu cũng đã và đang lựa chọn những người nổi tiếng làm đại sứ, như một phương thức để tăng sự tin tưởng trong mắt khách hàng mục tiêu.

Rõ ràng các chuyên gia của Bộ Y tế hoàn toàn có đủ các khả năng để thuyết phục chúng ta sử dụng sản phẩm A thay vì sản phẩm B. Doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương thức này vào các chiến dịch, các banner quảng cáo để thu hút sự chú ý từ khách hàng.

Trước khi mong muốn khách hàng “yêu mình”, bạn cần phải khuyến họ “tin tưởng mình” trước đã!

Xem thêm: Brand Trust – Xây Dựng Thương Hiệu Từ Niềm Tin Của Khách Hàng

Sự cảm thông

Sự cảm thông thường được các tổ chức phi lợi nhuận sử dụng để thu hút sự chú ý từ công chúng. Bạn chắc cũng từng nghe tới những chiến dịch mà các tổ chức phi chính phủ chia sẻ những hình ảnh đau lòng từ những khu vực chiến sự, những đứa bé không cha mẹ, những gia đình không nhà cửa,…

Mục đích chính của các tổ chức này là mong muốn bạn ngay lập tức quyên góp tiền tới họ để những hình ảnh trên không còn nữa.

Ngay cả với những doanh nghiệp như bạn và tôi, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng sự cảm thông của khách hàng để kích thích họ mua sản phẩm, dịch vụ của mình. Đó cũng chính là cách mà các thương hiệu bảo hiểm, ngân hàng hay sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo.

Tính lý trí

“Sản phẩm A có thể diệt sạch 99,9% vi khuẩn gây bệnh”. Câu nói nghe cũng không quá lạ lẫm đúng không! Rất nhiều những tên tuổi thương hiệu lớn sử dụng các số liệu khoa học để thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm của họ giải quyết triệt để vấn đề họ đang gặp phải.

Tất nhiên, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương thức này trong các chiến dịch quảng cáo của mình.

Khía cạnh tâm lý học trong Emotional Branding

Nghiên cứu sâu hơn về Emotional Branding, người ta quan tâm tới khía cạnh tâm lý học nhằm lý giải những hành vi có thể tác động tới cảm xúc của con người.

Đó là lý do vì sao rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức học thuật dành nhiều thời gian để nghiên cứu những vấn đề liên quan tới: Bản đồ nhiệt đo lường hành vi của khách truy cập, khía cạnh thiết kế tác động tới trải nghiệm người dùng,…

Thông qua nhiều các bài nghiên cứu, chúng ta có thể khẳng định:

  • 90% quyết định mua hàng của người tiêu dùng được thực hiện bởi những thôi thúc trong tiềm thức của họ.
  • Con người xử lý những dữ kiện liên quan tới hình ảnh nhanh gấp 60.000 lần so với các dữ liệu được diễn tả bằng text.
  • 50% những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu là dựa trên các khía cạnh liên quan tới cảm xúc.

Xem thêm: Customer Experience: Quản Trị Trải Nghiệm Khách Hàng

Lợi ích của Emotional Branding

Những lợi ích mà doanh nghiệp của bạn có thể thu nhận được từ Emotional Branding là:

  • Sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. ( > Khám phá lợi thế cạnh tranh khác biệt của thương hiệu)
  • Kết nối thương hiệu với người tiêu dùng, đem đến cho họ cảm giác tích cực về thương hiệu.
  • Giúp doanh nghiệp cải thiện chỉ số brand loyalty (chỉ số đo lường sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp), thậm chí, nâng cao customer lifetime value (những giá trị trọn đời mà khách hàng có thể đem lại cho doanh nghiệp).
  • Giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng hướng tới trong các chiến dịch quảng cáo. Từ đó, nâng cao chỉ số ROI của doanh nghiệp.

Những điều bạn cần lưu ý khi áp dụng Emotional Branding

Dưới đây là một vài điều bạn cần lưu ý khi áp dụng Emotional Branding với thương hiệu của mình:

  • Sử dụng hình ảnh trực quan để khơi gợi cảm xúc từ khách hàng.
  • Với mỗi người khách hàng, bạn lại sử dụng phương thức tương tác khác nhau. Đây là cách bạn khiến họ tin: Những cảm xúc bạn thể hiện là cảm xúc thật.
  • Thường xuyên tương tác với khách hàng (thông qua việc đề nghị họ share nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, trả lời các comment của họ trên Facebook, Instagram,…).
  • Khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và an toàn khi tương tác với bạn.
  • Nhanh chóng hồi đáp và giải quyết các vấn đề của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Hy vọng những thông tin trên đây đã đem lại cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về Emotional Branding – thương hiệu cảm xúc để ứng dụng vào thực hiện trong chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing