CSR Là Gì? Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

Công chúng ngày đây không chỉ đánh giá một thương hiệu tốt nằm ở giá trị bằng tiền mặt nó thu về hàng năm, mà còn ở tác động và trách nhiệm của chính thương hiệu ấy tới toàn xã hội.

Nhiều năm trở lại đây, CSR (Corporate Social Responsibility), hay còn được gọi là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội là một thuật ngữ được nhắc lại nhiều lần. Những vụ việc như doanh nghiệp xả chất thải chưa qua xử lý xuống sông hồ, phát hiện dư lượng chất hóa học vượt quá mức cho phép trong thực phẩm làm công chúng càng quan tâm hơn tới vấn đề: trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Vậy CSR là gì? Lợi ích của CSR với doanh nghiệp? Làm thế nào để xây dựng một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

CSR Là Gì? Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

CSR là gì?

CSR (hay Corporate Social Responsibility, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội) là một mô hình mà các doanh nghiệp lấy những tác động của mình tới xã hội, môi trường xung quanh làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình.

Trên thực tế, việc cân bằng giữa bài toán kinh tế, với hạn chế những tác động xấu của doanh nghiệp tới cộng đồng, môi trường là một việc làm không hề đơn giản. Doanh nghiệp luôn phải chịu tác động từ nhiều phía.

  • Tác động từ các cổ đông: Theo các cổ đông, mọi nỗ lực mà doanh nghiệp thực hiện đều phải hướng tới một mục tiêu tối thượng: Tối đa hóa lợi nhuận. Các cổ đông là người bỏ tiền ra đầu tư cho doanh nghiệp, và chính họ phải là người được hưởng thành quả từ những nỗ lực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tác động từ các bên liên quan tới doanh nghiệp: Các bên liên quan tới doanh nghiệp ở đây là khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng xã hội, môi trường, nhân viên,…

Đôi khi những mong muốn của cô đông lại đi ngược lại nguyện vọng của xã hội, cộng đồng và môi trường xung quanh doanh nghiệp. Sự đòi hỏi xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn từ xã hội có thể khiến doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều khoản chi phí tốn kém, làm giảm số đồng lời mà cổ đông có thể thu về cho mình.

Dựa trên những tác động từ đối tượng thứ 2, mô hình kinh doanh CSR được tạo ra với mong muốn cân bằng vấn đề kinh tế với những tác động về môi trường và xã hội mà doanh nghiệp có thể gây ra.

Tầm quan trọng của việc xây dựng doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội

Việc xây dựng mô hình doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội là rất quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Mọi nỗ lực gây dựng danh tiếng của một thương hiệu có thể sẽ đi tong chỉ trong vòng một nốt nhạc, nếu họ không may gây ra tác động xấu tới cộng đồng xung quanh.

Bài học về Vedan và câu chuyện xả thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai) vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Từ là thương hiệu bột ngọt nổi tiếng, cạnh tranh ngang ngửa với Ajinomoto, chỉ vì một “vết nhơ”, Vedan giờ đây vẫn chưa lấy lại được danh tiếng và vị thế vốn có của mình, dù sự việc đã được giải quyết xong xuôi từ cách đây hơn 10 năm.

Đặc biệt, trước sức mạnh của Internet và mạng xã hội, thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng. Bất kỳ một hành vi tiêu cực của doanh nghiệp cũng sẽ không thể tránh khỏi sự nhận biết và phán xét của công chúng. Việc xây dựng hình mẫu thương hiệu có trách nhiệm xã hội lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.

Ngoài ra, với danh tiếng là doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, họ cũng thu về cho mình khoản doanh thu lớn hơn so với những đối thủ. Theo thống kê của Reputation Insitute (2017), một tổ chức nghiên cứu danh tiếng của các thương hiệu, có tới “91,4% khách hàng quyết định lựa chọn mua sản phẩm từ thương hiệu có tiếng là có trách nhiệm với xã hội”, và “84,3% khách hàng tin tưởng vào những doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội khi doanh nghiệp đó rơi vào khủng hoảng lòng tin”.

Xem thêm: Brand Trust – Xây Dựng Thương Hiệu Từ Niềm Tin Của Khách Hàng

Các cách tiếp cận CSR của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của CSR trong hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp áp dụng các loại hình CSR khác nhau để đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của cộng đồng, xã hội:

1: Nghĩa vụ về kinh tế:

Đây là mức độ cơ bản nhất của doanh nghiệp nhằm thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng. Nhiệm vụ rất đơn giản: Doanh nghiệp làm sao phải đảm bảo việc trả lương cho nhân viên đầy đủ, hoàn thành nghĩa vụ về thuế với nhà nước,…

2: Tuân thủ luật pháp

Đây là hình thức CSR cao hơn so với mức độ 1. Doanh nghiệp không chỉ phải hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính, mà còn phải tuân thủ tất cả những vấn đề về pháp luật, như không kinh doanh những mặt hàng nhà nước cấm, không sử dụng lao động trẻ em,…

3: Trách nhiệm đạo đức

Tuân thủ pháp luật là một chuyện, quan tâm tới các khía cạnh liên quan tới phạm trù đạo đức là một chuyện khác. Ở mức độ này, nghĩa vụ của doanh nghiệp là thường xuyên xem xét tới vấn đề tăng lương thưởng của nhân viên, tạo công ăn việc làm cho những người đang thất nghiệp, hạn chế giao dịch với các công ty không có trách nhiệm với xã hội,..

4: Trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng

Đây là loại hình CSR cao nhất. Các doanh nghiệp áp dụng hình thức tiếp cận này quan niệm: Những đồng lợi nhuận mà họ kiếm được đều tới từ cộng đồng, môi trường xung quanh. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả lại xã hội bằng nhiều hình thức, như thực hiện các hoạt động từ thiện, xây dựng các công trình phúc lợi, trồng cây gây rừng,…

Nếu chỉ nhìn thoáng qua, ta có thể thấy CSR khá đơn giản để các doanh nghiệp có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Nhưng trên thực tế, có nhiều yếu tố có thể gây cản trở doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội? Đó là nội dung của mục tiếp theo trong bài viết.

Xây dựng doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội

Xây dựng CSR đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức, thời gian và tiền của. Đó là một câu chuyện dài, chứ không chỉ tiến hành làm qua loa một hai sự kiện. Dưới đây là một số phương cách để thể hiện mình là một doanh nghiệp có trách nhiệm:

Bắt đầu từ những việc làm nhỏ

Thực hiện những hoạt động thiện nguyện không phải là một điều đơn giản, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ. Nhưng doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể bắt đầu các hoạt động tác động tới xã hội bằng những việc làm nhỏ.

Ngay cả với con số vài triệu tiền hỏi thăm các gia đình khó khăn xung quanh văn phòng doanh nghiệp bạn cũng đủ để tạo nên sự khác biệt.

Bắt đầu các hoạt động thiện nguyện ở khu vực địa phương nhỏ, rồi lan rộng ra khi doanh nghiệp của bạn phát triển là một cách làm hay để duy trì và gây dựng danh tiếng một cách từ từ.

Cùng nhân viên thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng

Gắn kết nhân viên với các hoạt động thiện nguyện của doanh nghiệp, đó là một cách làm thông minh. Cách làm này vừa giúp nhân viên thấy rằng, họ cũng có thể đóng góp tiếng nói vào hoạt động của doanh nghiệp, vừa giúp họ gắn kết và thực sự hứng thú với những gì mình đang trải nghiệm.

Doanh nghiệp có thể trao quyền cho nhân viên lựa chọn hoạt động thiện nguyện họ muốn thực hiện, lựa chọn hoàn cảnh bất hạnh mà doanh nghiệp tới ủng hộ, lập một phòng ban trong công ty chuyên thực hiện các hoạt động CSR,…

Xem thêm: Phong cách quản lý nhân viên của người lãnh đạo có TÂM và có TẦM

Biến khách hàng trở thành một phần trong các hoạt động CSR

Đây là một cách làm mới mẻ, nhưng hiệu quả đem lại có thể cao không ngờ tới.

Hãy nhìn ví dụ của Coca – Cola. Năm 2011, nhận thấy tác hại của rác thải nhựa tới vấn đề môi trường, Coca đã phối hợp với Facebook để đặt 1000 chiếc thùng rác tại Israel. Không dừng lại ở đó, người tham gia được Coca khuyến khích checkin tấm hình của mình bên cạnh những thùng rác họ đặt chai nước, chia sẻ lên Facebook, và kêu gọi bạn bè của mình làm hành động tương tự.

Hành động của Coca – Cola đã gắn kết khách hàng vào hành động thiện nguyện của mình, biến họ thành một phần của chiến dịch. Chiến dịch quảng cáo của Coca cũng đã góp phần thay đổi thói quen vứt rác của người dân Israel, giúp họ bảo vệ môi trường xung quanh, và làm chậm lại quá trình nóng lên toàn cầu.

Khách hàng khi được trực tiếp tham gia vào hoạt động CSR sẽ có cảm tình hơn với doanh nghiệp, bởi chính họ cũng đã góp phần giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Dần dà, sự ủng hộ sẽ chuyển đổi thành hành vi mua sắm lúc nào chẳng hay.

Những điều cần tránh khi xây dựng CSR

Khi thực hiện các hoạt động liên quan tới CSR, bạn cần lưu tâm một số vấn đề như sau:

  • Tránh thực hiện những hoạt động thiện nguyện chỉ vì mục đích Marketing đơn thuần. Điều này có thể khiến công chúng hiểu sai, rằng: Bạn thực hiện các hoạt động này chỉ để đánh bóng tên tuổi mình, chứ không vì mục tiêu cống hiến cho cộng đồng.
  • Tránh tổ chức các hoạt động tình nguyện khi mình chưa có đủ nguồn lực để thực hiện. Thay vào đó, bạn nên trực tiếp quyên góp tới những tổ chức thiện nguyện có uy tín. Việc tổ chức một sự kiện “nửa vời” có thể khiến danh tiếng của doanh nghiệp bạn bị hủy hoại nghiêm trọng.
  • Tránh thực hiện những hành động có thể gây hại cho môi trường khi tổ chức các hoạt động tình nguyện. Bạn nghĩ việc trồng cây sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nhưng nếu lựa chọn loại cây không phù hợp với thổ nhưỡng, môi trường xung quanh có thể sẽ bị hủy hoại.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing