Công thức gia tăng động lực nhân viên

Trong một cuộc họp chiến lược cùng với các lãnh đạo công ty Tập đoàn Fortune-500, từ “văn hóa” xuất hiện 27 lần trong vòng 90 phút. Các nhà lãnh đạo tin rằng một tổ chức thành công khi văn hóa trong tổ chức đó mạnh mẽ, nhưng không phải lãnh đạo nào cũng kiểm soát được văn hóa của tổ chức mình.

Vậy, văn hóa thúc đẩy hiệu quả làm việc như thế nào?

Sau cuộc khảo sát hơn 20,000 nhân viên trên toàn cầu và phân tích trên 50 công ty, thực hiện nhiều thí nghiệm và nghiên cứu học thuật theo nhiều nguyên tắc, chúng tôi đi đến kết luận: động lực làm việc quyết định hiệu quả làm việc.

động lực làm việc quyết định hiệu quả làm việc

Các nhà khoa học đã nghiên cứu lý do vì sao con người làm việc trong gần một thế kỷ qua, một bước đột phá lớn trong những năm 1980 khi Giáo sư Edward Deci và Richard Ryan (Đại học Rochester) đã nghiên cứu được 6 động cơ chính khiến con người làm việc: Làm những gì mình thích; Công việc có ý nghĩa; Tiềm năng được phát huy; Áp lực tinh thần; Áp lực kinh tế và Sức ì.

Xem thêm: Phong cách quản lý nhân viên của người lãnh đạo có TÂM và có TẦM

Nghiên cứu cho thấy rằng 3 động cơ đầu tiên (Làm những gì mình thích; Công việc có ý nghĩa; Tiềm năng được phát huy) có xu hướng làm gia tăng hiệu quả làm việc, trong khi 3 động cơ còn lại (Áp lực tinh thần; Áp lực kinh tế; và Sức ì) là nguyên nhân gây giảm hiệu quả làm việc. Các công ty nổi tiếng về văn hóa hiệu quả – như Southwest Airlines hoặc Trader Joe – luôn tối đa hóa động cơ tốt, đồng thời giảm thiểu các động cơ xấu.

– Làm những gì mình thích là khi bạn luôn có động lực làm việc. Bạn làm vì đơn giản là thích. Nếu một giáo viên yêu thích công tác giảng dạy thì họ sẽ tạo ra các bài học sinh động, như học thông qua chơi, giải đáp thắc mắc qua các câu chuyện kể… “Chơi” là bản năng của con người, và gắn liền với sự tò mò, thử nghiệm, và khám phá những vấn đề đầy thách thức.

– Công việc có ý nghĩa là khi kết quả mong muốn phù hợp với mục tiêu. Ví dụ, một giáo viên hướng đến mục đích giảng dạy truyền đạt kiến thức và ươm mầm tài năng.

– Tiềm năng được phát huy là khi kết quả công việc mang lại lợi ích cho con người. Nói cách khác, động lực làm việc dựa trên tiềm năng công việc đó mang lại. Ví dụ, một giáo viên làm công việc của mình vì anh ta muốn trở thành hiệu trưởng.

3 động cơ có xu hướng làm gia tăng hiệu quả làm việc

3 động cơ này liên quan trực tiếp đến công việc theo cách nào đó, chúng ta gọi là những động cơ trực tiếp. Những động cơ này sẽ cải thiện hiệu quả làm việc theo các mức độ khác nhau.

Ngược lại, 3 động cơ còn lại là động cơ gián tiếp, có xu hướng làm giảm hiệu quả làm việc:

– Áp lực tinh thần là khi bạn làm việc vì một số tác động bên ngoài. Nếu ai đã từng buộc người khác phải làm điều gì đó, tất nhiên họ đã gây ra áp lực tinh thần. Và khi làm điều gì đó nhằm tránh thất vọng cho bản thân hay người khác, họ đang hành động theo cảm xúc. Động cơ này hoàn toàn làm giảm hiệu quả công việc.

– Áp lực kinh tế tạo áp lực khiến cho con người làm việc: vì xoay sở cuộc sống hay vì món nợ ngân hàng… Động cơ này hoàn toàn không xuất phát từ niềm đam mê trong công việc.

-Cuối cùng, Sức ì là khi không thể xác định tại sao con người lại làm việc. Khi được hỏi tại sao họ đang làm công việc của mình, và họ nói, “Tôi không biết; Tôi đang làm việc bởi vì tôi đã làm nó ngày hôm qua và những ngày trước đó”. Điều này báo hiệu sức ì. Tuy nhiên, nó vẫn là động lực vì họ vẫn đang làm việc nhưng họ không thể giải thích vì sao.

Tham khảo: 10 kinh nghiệm cho vị trí quản lý nhân sự từ chuyên gia

Những động cơ gián tiếp này có xu hướng làm giảm hiệu quả vì họ không còn nghĩ đến công việc nữa – mà đang nghĩ đến sự thất vọng hay lương thưởng. Họ đang bị phân tâm, và thậm chí không quan tâm đến công việc hoặc chất lượng công việc.

3 động cơ là nguyên nhân gây giảm hiệu quả làm việc

Chúng tôi thấy rằng, một nền văn hóa hiệu suất cao giúp tối đa hóa việc: Làm những gì mình thích, Công việc có ý nghĩa, Tiềm năng được phát huy; và giảm thiểu: Áp lực tinh thần, áp lực kinh tế và Sức ì. Từ đó, chúng ta có ‘công thức’ động lực tổng thể (ToMo):

ToMo = [Làm những gì mình thích + Công việc có ý nghĩa + [Tiềm năng được phát huy] – [Áp lực tinh thần + Áp lực kinh tế + Sức ì]

Hay chính là:

ToMo = Động cơ trực tiếp – Động cơ gián tiếp

Chẳng hạn, một khảo sát được thực hiện bởi Teresa Amabile tại Harvard. Cô tập hợp một nhóm nhà thơ viết một bài thơ đơn giản về chủ đề “Cười”. Trước khi bắt đầu, nhóm 1 nêu lên lý do vì sao họ trở thành một nhà thơ (vì thích chơi chữ và thể hiện trên vần thơ), và nhóm 2 nêu các lý do vì áp lực kinh tế và tinh thần (muốn gây ấn tượng với tài năng viết của bạn hoặc bạn muốn có được tập thơ bán chạy nhất để bảo đảm tài chính). Cuối cùng, bài thơ của nhóm 1 sáng tạo hơn 26% so với bài thơ của nhóm 2.

Điều đó cho thấy rằng: Động lực tạo nên sự khác biệt!

Vậy nên, để gia tăng hiệu quả làm việc của nhân viên, các nhà lãnh đạo và quản lý đừng cố gắng thay đổi từng cá nhân một, mà hãy thay đổi văn hóa công ty, bằng cách giảm bớt những “động cơ gián tiếp” và gia tăng những “động cơ trực tiếp” của nhân viên để họ tự thúc đẩy chính mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing