Chủ doanh nghiệp có cần tự giải quyết mọi việc của công ty?

Nhiều chủ doanh nghiệp (DN) than phiền (có khi xen lẫn chút tự hào) khi suốt ngày bận rộn chỉ đạo, điều hành công ty. Nhân viên, cán bộ cấp trung báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo bất kể giờ giấc, khi thì trực tiếp khi thì qua điện thoại.

Lãnh đạo DN có cần phải bận rộn suốt ngày để giải quyết những vấn đề nội bộ như vậy không?

Chủ doanh nghiệp có cần tự giải quyết mọi việc của công ty

“Ba đầu sáu tay” cũng không xuể

Có những lãnh đạo DN nhỏ và siêu nhỏ muốn nắm bắt mọi thông tin hằng ngày của công ty, từ những việc nhỏ đến chuyện lớn. Họ sợ nhân viên chểnh mảng công việc hoặc qua mặt nếu không kiểm tra, giám sát thường xuyên. Tâm lý chung là họ muốn thể hiện quyền lực và cái tôi của một ông chủ nên mọi việc phải do chính mình quyết định.

Để quản lý DN , họ thường có những chỉ đạo, mệnh lệnh bằng miệng. Có những lãnh đạo còn tạo ra những group chat qua Zalo, Messenger để chỉ đạo, điều hành hoạt động công ty. Những mệnh lệnh, chỉ đạo kiểu như vậy thường là ngẫu hứng, bất nhất và đôi lúc mất kiểm soát do có quá nhiều yêu cầu xin ý kiến, từ việc mua sắm văn phòng phẩm, nghỉ phép đến những chuyện lớn như ký kết hợp đồng, quyết định đầu tư.

Vì tự mình quyết định mọi việc nên vai trò của trưởng, phó phòng, đôi khi là phó giám đốc bị vô hiệu hóa. Và như vậy, những quản lý cấp trung sẽ trở thành “bù nhìn” trong mắt nhân viên vì không có thực quyền nên càng ngày nhân viên càng tập trung báo cáo, xin ý kiến giám đốc là chủ yếu. Mặt khác, điều hành DN theo kiểu như vậy thì nhân viên báo cáo giám đốc xin ý kiến có khi nhanh hơn là qua cấp trung gian nên họ thích làm việc với quản lý cấp cao mà “bơ” luôn quản lý cấp trung.

Chính vì tập trung quyền lực tối đa như vậy nên giám đốc DN dạng này hầu như suốt ngày bận rộn như chăm con mọn để giải quyết các vấn đề nội bộ mà không có thời gian để suy nghĩ đến các vấn đề chiến lược, như đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng,

Khi quá tải vì không thể điều hành nổi do khối lượng công việc cần giải quyết ngày càng nhiều, một số lãnh đạo DN chuyển sang xây dựng “tai mắt” – là người nhà hoặc đệ tử thân tín tham gia vào “mạng lưới điều hành” vì được tin cậy hơn. Chủ DN sẽ nghe báo cáo, giải quyết công việc qua “hệ thống” này để giảm bớt áp lực công việc. Tuy nhiên cách làm “sáng tạo” này sẽ dần giết chết DN khi tạo ra mâu thuẫn nội bộ và sẽ có nhiều nhân viên giỏi ra đi.

Chủ doanh nghiệp có cần tự giải quyết mọi việc của công ty

Xây dựng hệ thống quản trị và phân quyền

Cách thức quản trị doanh nghiệp theo kiểu chuyện gì cũng phải biết và giải quyết chỉ phù hợp với loại hình doanh siêu nhỏ. Khi quy mô doanh nghiệp đã lớn thì lãnh đạo cần thay đổi tư duy, cách thức quản trị.

Đầu tiên là phải xây dựng quy chế quản trị công ty thật đầy đủ, chi tiết, minh bạch, bao hàm các lĩnh vực hoạt động: đầu tư, tài chính, kinh doanh, tiếp thị, nhân sự, văn phòng… Đây chính là “luật” của công ty, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Bên cạnh đó phải xây dựng quy trình quản lý, quy định các bước phải làm khi giải quyết một vấn đề.

Sơ đồ quy trình của hệ thống ISO 9001:2018 cần phải được phổ biến rộng rãi để nhân viên hiểu và áp dụng vào thực tế công việc hằng ngày, giúp họ hiểu được khi cần phải báo cáo bộ phận nào và báo cáo với ai. Đây chính là bước tiến trong quản trị Doanh nghiệp khi chuyển từ hình thức điều hành bằng khẩu lệnh sang hình thức điều hành, quản trị theo hệ thống văn bản.

Khi quy mô công ty phát triển đến một mức nhất định thì quy trình quản lý này sẽ được số hóa thông qua các phần mềm, app quản lý công việc. Lúc đó DN sẽ được vận hành như một DN số. Bên cạnh đó lãnh đạo doanh nghiệp phải phân cấp, phân quyền cụ thể cho cấp dưới, như quy định cấp nào được phép giải quyết việc gì, thẩm quyền giải quyết đến đâu để tránh đùn đẩy lên cấp trên những việc không cần thiết.

Cần dẹp bỏ tâm lý sợ mất kiểm soát, mất quyền lực để phân quyền xử lý công việc cho cấp dưới càng nhiều càng tốt. Những công việc lặp đi lặp lại liên quan đến sản xuất, kinh doanh hằng ngày nên để cho bộ phận quản lý cấp trung giải quyết.

Trong giai đoạn đầu sẽ vẫn còn hiện tượng nhân viên gọi điện xin ý kiến trực tiếp lãnh đạo cấp cao thì người lãnh đạo phải chuyển vấn đề đó cho cấp dưới chứ không tự mình giải quyết, lâu dần thành nề nếp và đồng thời cũng tạo ra uy tín cho lãnh đạo cấp trung, giúp họ tự tin hơn trong điều hành công việc.

Khi bộ máy đã vận hành trơn tru thì lãnh đạo doanh nghiệp không cần phải xây dựng “mạng lưới điều hành” kiểu tai mắt thân tín nữa và sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ, chỉ đạo các vấn đề mang tính chiến lược của công ty.

Nguồn internet

Kỹ năng quản trị doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing