Chiến lược quản trị nhân sự hiệu quả theo từng giai đoạn

Nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành bại của một doanh nghiệp. Và trong từng giai đoạn của doanh nghiệp thì hình thức quản trị nhân sự sẽ cần khác nhau ví dụ ở quy mô 300 nhân sự, bạn không thể áp dụng cùng chiến lược quản trị nhân sự như khi công ty có 30 người.

Trong bài viết trên tờ Entrepreneur, Heather Doshay – Phó giám đốc nhân sự của Công ty Rainforest đã chia quá trình phát triển của một doanh nghiệp ra bốn giai đoạn. Mỗi giai đoạn được ví như quá trình hình thành và phát triển của mỗi con người. Ở từng giai đoạn, Heather Doshay sẽ chỉ ra những nhân sự chủ chốt mà công ty cần có để phát triển thành công.

1- Giai đoạn thơ ấu (10-50 nhân viên)

Giai đoạn thơ ấu (10-50 nhân viên)

Tình trạng: Bạn có một nguồn năng lượng và ý tưởng dồi dào vô hạn.

Người cần tuyển: Người sáng tạo

Họ là những người có thể kết nối nguồn năng lượng và cảm hứng như những đứa trẻ. Họ liên tục đặt ra các câu hỏi, đôi khi nhiều hơn mức có thể giải đáp được. Họ sáng tạo vượt ra ngoài những khuôn mẫu. Họ không bận tâm đến sự chú ý của đám đông mà chỉ tập trung vào hoàn tất công việc tốt nhất có thể. Họ muốn thử nghiệm nhiều dự án khác nhau. Ở trạng thái này, hỗn độn là chuyện có thể chấp nhận được. Phần lớn sai lầm cần xảy ra ở giai đoạn này để doanh nghiệp có sức đề kháng cho giai đoạn tiếp theo.

Bí quyết quản lý nhân sự: Đừng gán cho những nhân sự ban đầu chức danh như “trưởng phòng/giám đốc mảng… của công ty X” trừ phi bạn đảm bảo rằng họ sẽ đi cùng bạn trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Rất nhiều công ty mới thành lập gặp phải vấn đề khi đội ngũ của họ bước vào giai đoạn phát triển đầu tiên.

Những nhân viên ban đầu được gán cho những chức vụ rất cao, kiểu như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng… Tuy nhiên, những nhân viên sáng tạo ở giai đoạn này thường rất chật vật để soạn thảo ra những quy trình, chính sách thường có như những doanh nghiệp vừa và lớn. Ngoài ra, chức vụ “Giám đốc” sẽ chỉ tăng thêm sự căng thẳng nơi những nhân viên này.

Thay vào đó, nếu cần thăng chức, hãy dùng chức danh “Trưởng nhóm”. Theo thời gian, nếu nhân viên này thực sự đi cùng bạn trong giai đoạn tiếp theo thì hãy thăng chức “Trưởng phòng/Giám đốc” cho họ khi năng lực quản lý của họ đã chín muồi.

Tham khảo: 10 bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả

2- Giai đoạn thiếu niên (50-150 nhân viên)

Giai đoạn thiếu niên (50-150 nhân viên)

Tình trạng: Đây là giai đoạn công ty có được lượng khách hàng ổn định. Ở giai đoạn này, bạn có thể đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường hoặc ra mắt các sản phẩm mới. Ở giai đoạn này, công ty đang dần hoàn thiện các yếu tố cần thiết để trở thành một doanh nghiệp hoàn chỉnh, vì vậy điều bạn cần là tầm nhìn cũng như những công cụ thật tốt để mài giũa cho năng lực cốt lõi của công ty.

Người cần tuyển: Người thực hiện

Ở giai đoạn này, bạn biết điều bạn cần có/làm để thành công nhưng lại thiếu nhân sự và quy trình cần thiết để đạt được. Vì vậy, bạn cần một nhân sự có thể xắn tay áo vào và dọn dẹp đống hỗn độn từ giai đoạn sáng tạo tự do trước đó. Đây sẽ là những người có thể hoà hợp với nhân viên sáng tạo để cùng xây dựng nên chiến lược, tầm nhìn, nền tảng quy trình như bộ khung vững chắc cho doanh nghiệp của bạn tiếp tục phát triển.

Bí quyết tuyển dụng: Hãy chi trả chi phí có được nhiều ứng viên chất lượng, đa dạng tính cách.

Liên quan: 5 Mô Hình Quản Lý Nhân Sự Dành Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nh

3- Giai đoạn thanh niên (150-500 nhân viên)

Giai đoạn thanh niên (150-500 nhân viên)

Tình trạng: 150 nhân viên là một cột mốc quan trọng. Đó là khi công ty của bạn khó có thể trì hoãn chuyện ổn định chiến lược nhân sự, hay áp dụng bầu văn hoá thoải mái của startup được nữa. Ở giai đoạn này, nhân viên sáng tạo sẽ là nhóm gặp nhiều chật vật để thích ứng nhất. Nhóm nhân viên thực hiện ở giai đoạn này cũng sẽ hoạt động chậm lại khi họ cần phân tích để đưa ra những định hướng phù hợp.

Vì vậy, bạn cần những nhân sự có thể tối ưu hoá các sáng kiến theo cách phù hợp với các nhân sự lâu năm. Nếu không có những thay đổi phù hợp, không khuyến khích được sáng kiến phát huy, lợi nhuận của công ty sẽ sụt giảm và những nhân sự ban đầu sẽ lần lượt ra đi.

Người cần tuyển: Người tối ưu hoá

Họ là những nhân viên xem trọng quá trình xử lý dữ liệu. Họ sẽ cân nhắc mọi điều bạn đã xây dựng và tìm cách để tối ưu hoá chúng. Cảm hứng của họ đến từ công việc rà soát tình hình hiện tại và tìm cách để tối ưu chúng. Đây là những người có thể sẽ xung đột với nhân viên sáng tạo. Nếu nhân viên tối ưu hoá giữ chức vụ quản lý thì khả năng rất cao là nhân viên sáng tạo sẽ nghỉ việc ở giai đoạn này.

Bí quyết tuyển dụng: Nhân viên tối ưu hoá không cần thiết phải có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hay hai năm kinh nghiệm làm việc ở các tập đoàn lớn. Để tuyển được nhân sự này, bạn nên đầu tư vào một quy trình tuyển dụng chặt chẽ để tìm ra những phẩm chất cần thiết nơi ứng viên tiềm năng.

Có thể bạn quan tâm: 10 lời khuyên nhân sự cho doanh nghiệp SMEs

4- Giai đoạn Trưởng thành (hơn 500 nhân viên)

Giai đoạn Trưởng thành (hơn 500 nhân viên)

Tình trạng: Khi chuyển từ giai đoạn thanh niên sang trưởng thành, tất cả những tính năng cần thiết để doanh nghiệp vận hành ổn định đã sẵn sàng. Tuy vấn đề sẽ luôn xuất hiện, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, song bạn đã có một hệ thống vận hành hoàn chỉnh. Vì vậy, bạn sẽ biết được cần cung cấp các đầu vào như thế nào để có được kết quả như dự tính. Vì vậy ở giai đoạn này, bạn sẽ không cần phải tuyển nhân sự có khả năng vận hành hệ thống đó. Bạn cần chiến lược cũng như thu hút những nguồn đầu tư cần thiết để tiếp tục phát triển công ty.

Người cần tuyển: Chuyên gia

Với quy mô 500 nhân sự, một quản lý không thể quản hết tất cả công việc. Giải pháp chính là tuyển thêm các chuyên gia. Các chuyên gia này không nhất thiết là giám đốc điều hành ở các mảng. Họ có thể là những chuyên gia có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Họ cũng có thể là các chuyên gia công nghệ có thể giúp bạn đưa tự động hóa vào công ty.

Bí quyết tuyển dụng: Ở trạng thái này, mọi người sẽ chủ động tìm đến bạn, vì thương hiệu của công ty. Để nổi bật giữa thị trường tuyển dụng, hãy đảm bảo thương hiệu kinh doanh đồng bộ với thương hiệu tuyển dụng của công ty bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần chuyên gia truyền thông giúp kể những câu chuyện hấp dẫn về hai thương hiệu ấy.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing