Cách xây dựng chiến lược Content Marketing cho thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân là một vấn đề được rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp, thương hiệu trên thị trường quan tâm. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số, tăng lợi thế cạnh tranh mà còn giúp thương hiệu có một chỗ đứng vững trãi trong tâm trí của khách hàng. Để thực hiện được điều đó, content marketing sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp thúc đẩy và phát triển hình ảnh cá nhân của doanh nghiệp.

Vậy thương hiệu cá nhân là gì? Làm thế nào để xây dựng một chiến lược thương hiệu cá nhân thông qua Content Marketing? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra bảy bước cơ bản giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Content Marketing để nâng cao thương hiệu cá nhân vào năm 2021.

Xem thêm: Content is king là gì? Giải mã nguồn gốc câu nói Content is king

Cách xây dựng chiến lược Content Marketing cho thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân có thể hiểu là “tất cả những gì mọi người nhìn nhận được ở bạn về ngoại hình, tính cách, nghề nghiệp và các giá trị mà bạn đóng góp cho xã hội”.

Bất kể ngành nghề hay vai trò nào, thương hiệu cá nhân cũng sẽ giúp bạn kết nối với các nhà tuyển dụng, khách hàng, cộng tác viên tiềm năng…

Gabriela Cardoza, một nhà tư vấn tiếp thị và thương hiệu, giải thích trong cuộc trò chuyện rằng thương hiệu cá nhân giúp bạn:

  • Định vị bản thân
  • Xây dựng tư duy lãnh đạo
  • Gia tăng niềm tin và sự tín nhiệm
  • Xây dựng mạng lưới cộng đồng

Dưới đây là bảy bước thực hiện để tạo dựng một chiến lược Content Marketing cá nhân.

Liên quan: Social Branding – Xây dựng thương hiệu trên Facebook

Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu

Để xây dựng một chiến lược content marketing tốt, bạn cần hiểu rõ mục tiêu, sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn truyền tải là gì. Vì vậy bước đầu tiên trong chiến lược content marketing là tạo ra một tuyên bố sứ mệnh thương hiệu.

Sarah Aboulhosn của Social Sprout viết: “Tuyên bố sứ mệnh nhằm tạo ra một sự kết nối cảm xúc giữa khán giả và thương hiệu. Nó mô tả mục đích của thương hiệu và lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại.”

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể trả lời những câu hỏi dưới đây để đúc kết ra thông điệp cuối cùng thương hiệu muốn truyền tải:

  • Bạn là ai?
  • Bạn làm gì?
  • Bạn đại diện cho điều gì?
  • Điểm khác biệt của bạn là gì?

Dưới đây là ví dụ về một tuyên bố sứ mệnh thương hiệu cá nhân của công ty sáng tạo nội dung:

“Chúng tôi sử dụng óc sáng tạo và ý thức kinh doanh của mình để giúp các thương hiệu tương tác với khán giả của họ thông qua nội dung hấp dẫn. Chúng tôi làm việc để đảm bảo nội dung của mình công bằng và toàn diện. Chúng tôi muốn nâng cao sự công nhận của mình như một nguồn lực cần thiết trong ngành Content Marketing.”

Biên tập bản tuyên bố sứ mệnh

Có thể nói, một bản tuyên bố sứ mệnh cần bao gồm ít nhất ba yếu tố quan trọng sau:

  • Đối tượng cốt lõi – đối tượng mà bạn nhắm đến để phục vụ.
  • Sản phẩm, dịch vụ thương hiệu cung cấp.
  • Kết quả hoặc lợi ích – những điều mà khán giả có thể thực hiện được nhờ nội dung của bạn.

Doanh nghiệp không cần xây dựng một bản tuyên bố phức tạp và dài dòng, chỉ cần trình bảy tổng quan ngắn gọn trong một hoặc hai câu, mức độ tương tác với khán giả sẽ hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm: Tại Sao Thương Hiệu Cần Tagline, Slogan, Mission Và Vision

Phân tích chi tiết mục tiêu Content Marketing của thương hiệu

Content Marketing là tạo ra và phân phối nội dung để thu hút và giữ chân khán giả, thúc đẩy họ chuyển đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu chính của mình khi xây dựng chiến lược này.

Dưới đây là một số mục tiêu content marketing chính:

  • Xây dựng độ nhận diện thương hiệu – giúp thương hiệu tạo tiếng vang trên thị trường.
  • Xây dựng niềm tin thương hiệu: xây dựng một nguồn lực có giá trị và uy tín.
  • Cải thiện lòng trung thành: duy trì và phát triển mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
  • Thu hút các đối tác chiến lược – ví dụ như guest blog và diễn thuyết trong hội nghị.

Khi bạn xác định mục tiêu tiếp thị nội dung cá nhân của mình, bạn có thể tiếp cận đúng đối tượng.

Nghiên cứu đối tượng mục tiêu

Đầu tiên, hãy mô tả khán giả của bạn là? Họ làm việc trong những ngành nào? Họ có những vai trò hoặc chức danh gì?

Sau đó nêu chi tiết sở thích và hành vi của họ. Họ muốn biết về điều gì? Nỗi đau khách hàng là gì? Họ sống ở đâu?

Cách xây dựng chiến lược Content Marketing cho thương hiệu cá nhân

Giả sử bạn là chuyên gia tiếp thị nội dung cho một công ty dịch vụ tài chính. Mục tiêu của bạn là xây dựng nhận thức về tên và kỹ năng của bạn. Đối tượng của bạn là các nhà quản lý và giám đốc tiếp thị nội dung, truyền thông và tiếp thị trong ngành tài chính. Họ muốn biết thêm về cách nhận được sự mua vào và hỗ trợ ngân sách từ các nhà lãnh đạo công ty.

Có thể bạn quan tâm: Persona Là Gì? Xây Dựng Chân Dung Khách Hàng

Xác định điểm hấp dẫn nội dung

Hãy nghĩ về một biểu đồ Venn. Trong một vòng kết nối là sở thích tiếp thị nội dung cá nhân của bạn. Trong vòng kết nối còn lại là sở thích và nhu cầu của khán giả. Nơi mà hai vòng tròn chồng lên nhau là điểm hấp dẫn về nội dung của bạn. Đây là nơi dễ dàng để xác định các định dạng nội dung ưa thích và phương tiện phân phối.

Ví dụ: nếu khán giả của bạn thích podcast hơn video và bạn đang tìm cách xây dựng cơ sở dữ liệu người đăng ký, bạn sẽ muốn tạo một podcast hơn là bắt đầu một kênh YouTube. Hoặc, nếu khán giả của bạn thường tham dự hội nghị ngành, bạn có thể gửi đề xuất phát biểu đã diễn ra tại sự kiện.

Xây dựng lịch phân phối nội dung

Bây giờ bạn đã xác định chủ đề, định dạng và nền tảng phân phối của mình, đã đến lúc xây dựng lịch biên tập. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn chỉ là một người và bạn có thể đã có một công việc trong ngày.

Hãy tạo một lịch phân phối nội dung cụ thể. Đó có thể là lịch post một bài đăng trên blog mỗi tháng hoặc một bài đánh giá hồ sơ LinkedIn hàng quý. Bằng cách này bạn có thể theo dõi và sắp xếp khối lượng nội dung khoa học, hợp lý nhất.

Đặt mục tiêu có thể đo lường được

Bây giờ bạn đã ghi lại mục đích, đối tượng, định dạng nội dung và tần suất đăng bài, bạn nên thêm số và ngày vào các mục tiêu tiếp thị nội dung cá nhân được thiết lập ở Bước 3.

Ví dụ: nếu mục tiêu tiếp thị nội dung cá nhân của bạn là giành được sự tin tưởng của thương hiệu, thì nên bổ sung chỉ số có thể đạt được, ví dụ 50 người đăng ký nhận bản tin trong ba tháng tới.

Sắp xếp giữa mục tiêu và thiết lập target là chìa khóa để hiểu nội dung của bạn đang hoạt động tốt ra sao.

Tuy nhiên sẽ rất khó nhận biết những target thực tế cần đặt ra ngay từ đầu. Hãy giả định một target bất kỳ, nếu bạn nhận thấy trong lần đánh giá tiếp theo rằng các con số này không thực tế, hãy thay đổi chúng.

Hãy tự chịu trách nhiệm

Phần khó nhất trong chiến lược tiếp thị nội dung cá nhân của bạn là việc thực hiện nó một mình. Nếu không quản lý hoặc khách hàng thúc giục, bạn sẽ dễ dàng bỏ dở công việc.

Đó là lý do tại sao bạn nên đặt thời hạn cho mọi bước trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung. Đánh dấu chúng trên lịch với các mốc thời gian cụ thể.

Ví dụ, bạn sẽ hoàn thành chiến lược tiếp thị nội dung thương hiệu cá nhân vào ngày nào? Hãy ghi lại điều đó trong phần nhận xét và theo dõi xem ngày hôm đó liệu công việc này đã xong hay chưa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing