Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thi công xây dựng mới nhất năm 2021

Có phải lập biên bản thanh lý hợp đồng thi công xây dựng hay không? Soạn thảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thi công xây dựng như thế nào ? Tư vấn mua căn nhà ngân hàng thanh lý đấu giá ? Thủ tục thanh lý hợp đồng chưa hết thời hạn ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan sẽ được luật sư tư vấn cụ thể.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thi công mới nhất

Sau khi hoàn tất một giao dịch kinh tế, dân sự nào đó – chẳng hạn là việc xây lắp một công trình nhà xưởng – thể hiện qua Hợp đồng thi công, các bên thường lập một văn bản, chính thức xác nhận đã hoàn tất mọi vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ, không còn ràng buộc gì với nhau nữa.

Văn bản có tính chất “khóa sổ” này chính là “Biên bản thanh lý hợp đồng”:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

– Căn cứ Hợp đồng thi công số …./HĐTC ký ngày ngày ….-…-20…. giữa Công ty cổ phần DATABA và Công ty thiết kế – xây dựng ABULA.
– Theo nhu cầu và thỏa thuận giữa hai bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…,

Chúng tôi gồm:

BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN DATABA
Địa chỉ : 120 Phổ Quang A, P.12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : xxx Fax: yyy
Đại diện : ông Lương Ngọc Xuân, Tổng Giám Đốc.

Bên B: CÔNG TY THIẾT KẾ – XÂY DỰNG ABULA
Địa chỉ: 123 Hoàng Hà A, P. 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : ccc – Fax : zzz
Đại diện: ông Trần Tuấn Phi, Giám đốc.

Hai bên cùng thống nhất ký kết Biên bản thanh lý này với nội dung như sau:

1. Thanh lý Hợp đồng thi công số 29.09/HĐTC đã ký ngày ngày 22-7-2009 giữa hai bên.

2. Kể từ thời điểm lập Biên bản này, hai bên xác nhận đã hoàn tất mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do vậy không còn trách nhiệm hay quyền lợi gì với nhau và cùng cam kết sẽ không thắc mắc, khiếu nại bất kỳ vấn đề gì liên quan đến Hợp đồng thi công số 29.09/HĐTC ngày 22-7-2009 nữa.

3. Biên bản thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 2 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN AĐẠI DIỆN BÊN B

Thủ tục thanh lý hợp đồng khi chưa hết thời hạn?

Chào luật sư, tôi có câu hỏi: Rừng bảo vệ đầu nguồn nhà nước 200000/ha đã có bìa đỏ chưa hết hợp đồng thì thủ tục thanh lí như thế nào?

Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cám ơn!

Thủ tục thanh lý hợp đồng khi chưa hết thời hạn?

Trả lời:

Theo cách trình bày của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn được Nhà nước giao quyền sử dụng rừng bảo vệ đầu nguồn, tuy nhiên hiện tại bạn không có nhu cầu sử dụng và muốn trả lại rừng cho Nhà nước. Vậy thủ tục thực hiện như sau:

Theo điều 65 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất khi người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất

Điều 65. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.
2. Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.

Vậy để thực hiện việc trả lại đất, bạn phải có văn bản gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tư vấn thủ tục thanh lý hợp đồng?

Tôi có một vấn đề muốn được giải đáp: Hiện tại công ty em và khách hàng đã ký kết hợp đồng làm mạch điều khiển xe từ tháng 5, đến thời điểm này hợp đồng thực hiện được khoảng 85% hợp đồng.

Tuy nhiên do phía khách hàng có xảy ra trục trặc và họ muốn thanh lý hợp đồng. Hai bên đã đồng ý thanh lý hợp đồng và thống nhất về khoản thanh toán. Vậy anh/chị cho em hỏi các thủ tục cần làm để thanh lý hợp đồng này ạ?

Em cảm ơn!

Trả lời:

Công ty bạn và khách hàng đã ký hợp đồng làm mạch điều khiển xe từ tháng 5, đến thời điểm hiện tại thì hợp đồng đã thực hiện được 85%. Do phía khách hàng có xảy ra trục trặc và họ muốn thanh lý hợp đồng. Giữa công ty bạn và khách hàng đã thỏa thuận và thống nhất về khoản thanh toán. Như vậy, để thanh lý hợp đồng này, công ty bạn và khách hàng chỉ cần làm biên bản thanh lý hợp đồng.

Tư vấn mua căn nhà ngân hàng thanh lý đấu giá?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi đang chuẩn bị mua căn nhà đã bị ngân hàng thanh lý đấu giá, và tôi vay tại ngân hàng đó luôn. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích là 55m vuông, nhưng vì phía sau nhà đó là con kênh nên chủ nhà trước lấn thêm ra.

Như vậy tôi cần hỏi các vấn đề sau:

1. Mua nhà chỉ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có quyền sở hửu nhà, vậy tôi làm sổ luôn được không?

2. Khi muốn đập xây mới xin giấy phép xây dựng tôi có được xây hơn diện tích 55m vuông không?

3. Tại sao tôi phải đặt cọc cho nơi đấu giá, cái đó ngân hàng không làm mong thư trả lời rất cám ơn! Vì lần đầu tiên mua nhà nên không hiểu nhiều thứ.

Trân trọng cảm ơn.

Tư vấn mua căn nhà ngân hàng thanh lý đấu giá?

Trả lời:

Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Công ty chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ vào quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 của Quốc hội có quy định:

Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.
Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu; việc cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở và xử lý Giấy chứng nhận khi hết hạn sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
4. Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
5. Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

Như vậy bạn vẫn có thể thực hiện việc mua mảnh đất đó và sau khi mua đất thì bạn có quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu nhà ở của mình theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 như trên vì trường hợp của bạn thuộc vào Khoản 2 Điều 8 nên bạn có đủ điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

2. Về vấn đề xây mới nhà ở: Căn cứ vào Điều 42 Luật Nhà ở có quy định như sau:

Điều 42. Yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn
1. Phải phù hợp quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở và bảo đảm yêu cầu vệ sinh, môi trường.
2. Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền.
3. Hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở hợp pháp của mình.
4. Trường hợp xây dựng nhà ở trong dự án thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt. Đối với khu vực yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế thì phải tuân thủ đúng nội dung của Giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách để các hộ gia đình, cá nhân bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở trong khu vực cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 42 như trên thì bạn chỉ được phép xây dựng lại nhà trên diện tích đất ở hợp pháp của mình. Tức là diện tích bạn được nhận là bao nhiêu thì bạn chỉ được sử dụng phần diệc tích đó để thực hiện xây dựng nhà mới. Nếu bạn thực hiện việc xây dựng lớn hơn phần diệc tích mà bạn có thì rất dễ xảy ra tranh chấp đất đai giữa những người sử dụng đất.

3. Việc bạn thực hiện đặt cọc tại nơi tổ chức bán đấu giá tài sản là không vi phạm quy định của pháp luật. Căn cứ vào quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:

Điều 358. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy việc bạn đặt cọc tài sản để tham gia phiên đấu giá là một gioa dịch đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự mà ở đây là nghĩa vụ tham gia đấu giá tài sản. Bạn có thể tham khảo thêm các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Về bán đấu giá tài sản.

Tư vấn giữ đất bị ngân hàng kê biên thanh lý?

Xin chào Luật sư! Tôi có mua một mảnh đất vườn của cậu tôi với diện tích 3000m2 với giá 20 triệu nhưng chưa sang tên được vì sổ đỏ đã cầm cố ở ngân hàng. Khi mua tôi chỉ làm giấy chuyển nhượng giữa cậu tôi và tôi với số tiền là 20tr và ra xã xác nhận. Nay do cậu tôi không trả được số tiền vay cho ngân hàng và hiện giờ mảnh đất đang bi kê biên thanh lý.

Vậy làm sao để tôi giữ được mảnh đất tôi mua?

Trả lời:

Thông thường, khi ngân hàng cho vay tiền thì họ đã làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm của họ để bảo đảm tối đa khả năng thanh toán. Do khi mua quyền sử dụng đất của cậu bạn, bạn đã chủ quan và không kiểm tra tình trạng sử dụng đất nên không biết việc mảnh đất đó đã bị ngân hàng cầm cố để bảo đảm khoản tiền vay của cậu bạn.

Nên việc ngân hàng kê biên thanh lý khi cậu bạn không thanh toán số tiền vay cho ngân hàng là đúng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm

Nghị định 163: Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.
“Điều 303. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Theo quy định trên thì khi bên chủ sử dụng đất không trả nợ được cho ngân hàng như trường hợp bạn hỏi thì đương nhiên tài sản thế chấp (là quyền sử dụng đất mà bạn đang định nhận chuyển nhượng) sẽ bị xử lý theo thỏa thuận của bên ngân hàng và bên thế chấp (ghi nhận trong hợp đồng thế chấp) và theo quy định của pháp luật.

“Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản
1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”

Như vậy, cậu của bạn khi không được sự đồng ý của Ngân hàng mà đem bán mảnh đất đang bị cầm cố là vi phạm khoản 4 điểu 320 Bộ luật dân sự năm 2015. Hợp đồng giữa bạn và cậu của bạn vi phạm pháp luật về nội dung nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn và chú bạn bị vô hiệu theo quy định tại điều 125 Bộ luật dân sự

Do đó, để giữ lại mảnh đất này rất khó, bạn chỉ có thể yêu cầu cậu của bạn thanh toán tiền cho ngân hàng. Nếu mảnh đất vẫn bị bán thì do hợp đồng giữa bạn và cậu bạn bị vô hiệu như phân tích ở trên nên bạn có thể đòi lại số tiền 20 triệu đã thanh toán cho cậu của bạn.

Nguồn: luatminhkhue.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing