Covid-19 khiến lợi nhuận Tổng công ty Cảng hàng không giảm nghiêm trọng

Luỹ kế cả năm của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đạt 2.087 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Con số này giảm gần 80% so với năm 2019. Con số này vượt kế hoạch đặt ra đầu năm nhưng thấp nhất kể từ khi ACV cổ phần hoá.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020. Covid-19 khiến khách quốc tế giảm mạnh; đa phần các chuyến bay quốc tế là các chuyến bay hồi hương, trong khi nhu cầu nội địa cũng giảm. Điều này đã tác động mạnh đến kết quả kinh doanh của ACV.

Covid-19 khiến lợi nhuận Tổng công ty Cảng hàng không giảm nghiêm trọng

Cụ thể, doanh thu quý 4/2020 của ACV chỉ đạt gần 1.720 tỷ đồng, giảm 64,6% cùng kỳ năm trước; luỹ kế cả năm đạt 7.800 tỷ đồng, giảm 57,5%.

Biên lợi nhuận gộp trong kỳ giảm mạnh còn 12,5% trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 48%; cả năm biên lợi nhuận gộp đạt 18,3% trong khi năm 2019 đạt gần 51%.

Doanh thu tài chính quý 4 đạt 538,5 tỷ đồng, giảm gần 42% cùng kỳ năm trước. Theo giải trình của ACV là tại thời điểm quý 4/2020 không có lãi chênh lệch tỷ gía đánh giá lại gốc cuối kỳ; luỹ kế cả năm đạt 2.220 tỷ đồng, tăng 15,64% năm 2019.

Mặc dù tiết giảm chi phí, song lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 4/2020 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạt hơn 415 tỷ đồng, giảm 85,5% cùng kỳ 2019. Luỹ kế cả năm đạt 2.087 tỷ đồng, giảm gần 80%. Con số này vượt kế hoạch đặt ra đầu năm.

Lợi nhuận sau thuế đạt 346 tỷ đồng, giảm gần 85% trong quý 4; luỹ kế cả năm đạt 1.712 tỷ đồng, giảm 79%. Khaonrg lợi nhuận này là con số thấp nhất trong 10 năm qua và thấp nhất kể từ khi Tổng công ty Cảng hàng không cổ phần hoá.

Covid-19 khiến lợi nhuận Tổng công ty Cảng hàng không giảm nghiêm trọng

Tại thời điểm 31/12/2020, ACV hiện vẫn giữ 33.685 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và tiền mặt. Con số này tăng hơn 2.000 tỷ so với đầu năm. Trong khi đó, tổng tài sản còn 56.992 tỷ, giảm 1.184 tỷ so với đầu năm. ACV đã tăng khoản vay nợ tài chính dài hạn từ 14.759 tỷ lên 15.345 tỷ. Các khoản vay của ACV đa phần bằng đồng JPY và là các khoản vay ODA để sửa chữa cảng hàng không. ACV đang quản lý 22 cảng hàng không trên cả nước và nhiều công ty phục vụ mặt đất.

Tại Nghị quyết đại hội cổ đông bất thường lần thứ 1 năm 2020 của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), các cổ đông đã tán thành với tỉ lệ 99,8% thông qua chủ trương đầu tư dự án thành phần 3 – Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án (bao gồm các khoản thuế) hơn 99.019 tỉ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu tối thiểu 36.102 tỉ đồng. Phần còn lại, ACV sẽ sử dụng vốn vay (không sử dụng bảo lãnh Chính phủ); và bên cạnh đó là các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

Tháng 11-2020, Thủ tướng đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với mục tiêu đầu tư xây dựng sân bay đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

Sân bay Long Thành sẽ được đầu tư xây dựng giai đoạn 1 với 1 đường cất hạ cánh; 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 lên tới 109.111 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.

Covid-19 khiến lợi nhuận Tổng công ty Cảng hàng không giảm nghiêm trọng

Nguồn: Internet

Tin tức doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing