Hiệu ứng Dunning-Kruger – Sự tự mãn biến bản thân thành kẻ ngốc

Hiệu ứng Dunning-Kruger – Sự tự mãn có thể biến bản thân bạn thành kẻ ngốc. Có nhiều người đang cho rằng mình là chuyên gia ở lĩnh vực nào đó mà họ hoàn toàn không giỏi. Mặc dù vậy họ thường khẳng định mình có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thực trạng này không chỉ đang nói đến những người thích khoe khoang thành tích mà còn gồm những người thật sự không có năng lực nhưng họ vẫn đang mù quáng tin vào điều đó.

Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì ?

Hiệu ứng Dunning-Kruger được lý giải là một sự nhận thức sai lệch về khả năng của từng người. Những người đang mắc Dunning-Kruger luôn tin rằng mình là người giỏi nhất có thể hoàn thành tốt công việc nhưng thực tế họ chỉ có thể giải quyết những nhiệm vụ “dễ dàng” và luôn đánh giá cao bản thân.

Nguyên nhân là do những người mắc Dunning-Kruger không có khả năng siêu nhận thức và tự nhận thức. Họ dễ dàng đánh mất khả năng đánh giá khách quan về năng lực và sự kém cỏi.

Dunning-Kruger = Tự tin thái hóa về bản thân = Hoàn thành nhiệm vụ thấp + Tôi là người tài giỏi

Ví dụ người mắc Dunning-Kruger

Vào năm 1995, một người đàn ông tên McArthur Wheeler đã cướp một ngân hàng và thậm chí còn mỉm cười trước ống kính. Anh ta nghĩ rằng mình thật sự đang tàng hình và những việc anh ấy làm chẳng ai có thể quan sát được. Nguồn gốc của nhận thức này là do anh ấy cho rằng việc thoa nước chanh lên cơ thể sẽ giúp con người vô hình trước máy quay.

Điều này dẫn đến ý nghĩ anh ta có thể ngang nhiên đánh cướp ngân hàng giữa ban ngày mà không bị phát hiện. Tất nhiên, anh ta bị bắt ngay sau khi vừa ra khỏi ngân hàng. Khi bị cảnh sát bắt giữ trong miệng anh ta vẫn còn lầm bầm “nước trái cây”. 

Thái độ của Wheeler khi bị bắt anh ta rất ngạc nhiên vì nước chanh không có tác dụng. Cảnh sát bắt đầu điều tra và họ xác định rằng Wheeler không hề có vấn đề với ma túy, chất kích thích hay vấn đề về thần kinh. Bác sĩ tâm lý đã kết luận rằng anh ấy hoàn toàn không đánh giá được sự hiểu biết của mình về nước chanh. Nói cách khác, McArthur không hề biết rằng bản thân mình kém cỏi tới mức nào.

Sau sự cố của McArthur Wheeler, 2 nhà nghiên cứu là David Dunning và Justin Kruger đã tiến hành một nghiên cứu với tiêu đề: “Tại sao mọi người không nhận ra năng lực của bản thân” với phần nổi bật rằng “mọi người có thể hạnh phúc mặc dù họ không thể nhận ra mình đang hành động kém cỏi như thế nào”.

Hiệu ứng dunning-kruger

Nguyên nhân hiệu ứng Dunning-Kruger

Có rất nhiều lý do để mọi người không thừa nhận sự kém cỏi của bản thân. Điều quan trọng nhất là mọi người cần hiểu rằng bản thân họ có thể xem người khác như một kẻ bất tài trong khi chính họ lại đang trở thành “miếng mồi ngon” của hiệu ứng Dunning-Kruger.

Đánh giá cao bản thân

Một trong những nguyên nhân chính mắc Dunning-Kruger nằm ở khả năng “Đánh giá cao bản thân”. Một số người thật sự đánh giá bản thân họ rất cao, họ luôn cho rằng những người xung quanh đa số là những “kẻ bất tài”. Mọi người không thể hiểu hay có đủ kiến thức để nói chuyện cùng họ.

Có nhiều lý do dẫn đến việc một người tự đánh giá cao bản thân. Trong đó phải kể đến quá trình họ được khen ngợi quá nhiều bởi những đồng nghiệp, những người dưới quyền hoặc thậm chí là cấp trên của họ. Một số người thật sự không đủ khả năng hay kỹ năng để nhận thức được công việc của mình vừa hoàn thành không quan trọng tới mức tương xứng với những lời khen bay bổng.

Ví dụ rõ ràng nhất theo quan điểm của tôi rằng một số nhân viên có khả năng thuyết trình trước đám đông và sử dụng thành thạo Powerpoint luôn cho rằng mình thật sự hơn hẳn những nhân viên khác. Tuy nhiên, không ai nói cho họ biết rằng ngày nay kỹ năng thuyết trình trước đám đông hay sử dụng Powerpoint là điều tất yếu trong công việc của các nhân viên giống như họ. Những người khác chưa làm được sẽ cần được đào tạo và rèn luyện.

Không thừa nhận sai phạm của bản thân

Hãy tưởng tượng rằng bạn và chúng tôi sắp chơi một trò chơi ngoài trời. Bạn thật sự hào hứng nhiều năng lượng được lan tỏa và bạn cho rằng chúng tôi sẽ thua là những người thua cuộc. Bắt đầu trò chơi bạn vẫn duy trì năng lượng thật tốt nhưng sau 5 phút bạn nhận ra rằng mọi thứ không phải dễ dàng như bạn tưởng, bạn bắt đầu cảm thấy khó khăn, năng lượng ban đầu giờ chỉ còn 10%. Có 3 cách để bạn có thể tiếp tục trò chơi.

  • Bạn có thể tiếp tục trò chơi bằng cách cố gắng học hỏi, cải thiện, phối hợp cùng những người xung quanh.
  • Bạn quyết định từ bỏ trò chơi và hô lên rằng “Nó quá khó đối với tôi”.
  • Bạn có thể từ bỏ trò chơi vì nghĩ rằng bạn quá giỏi để phải chơi trò này, những người khác đang gian lận và bạn đang bị bắt nạt. 

Hãy cẩn thận với thái độ thứ 3, nếu bạn thường xuyên ứng xử như vậy có nghĩa bạn đã trở thành người mắc hiệu ứng Dunning-Kruger.

Nguyên tắc của Peter

Nguyên tắc Peter được sử dụng để tìm ra sự bất lực của bản thân khi được giao nhiệm vụ mới cao cấp hơn, đại để là đang nói đến vấn đề thăng chức. Hãy nhớ rằng một nhân viên bán hàng giỏi chưa chắc sẽ trở thành một nhà quản lý giỏi. 

Một người cứng nhắc không đúc kết được kinh nghiệm từ sai lầm của bản thân và có khả năng tái phạm. Nguyên tắc của Peter có thể là một trong những nguyên nhân chính mà mọi người né tránh thừa nhận sự kém cỏi của bản thân.

Lãnh đạo độc tài

Nhiều người chủ doanh nghiệp không đủ năng lực vượt qua được nguyên tắc Peter sẽ trở thành người lãnh đạo độc tài. Điều này gây ra khó khăn cho công việc của các nhân viên, nếu ở cương vị là quản lý thì gây khó khăn cho các đồng nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp

Điều đáng tiếc cần phải thừa nhận rằng hiệu ứng Dunning-Kruger không phải chỉ xuất hiện ở một bộ phận là các nhân viên hay quản lý tầm trung mà thậm chí nó còn xuất hiện trong ban lãnh đạo. Thật đáng báo động nếu ban lãnh đạo công ty xuất hiện các cá nhân có biểu hiện của Dunning-Kruger.

Hệ quả của việc này sẽ dẫn đến văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng sâu sắc và bắt đầu xuất hiện sự phân chia bè phái. Theo quan điểm của tôi trong trường hợp này thường xuất hiện 3 nhóm người quyết định gây ảnh hưởng đến văn hóa công ty:

  • Nhóm người Toxic luôn bảo vệ quyền lợi cá nhân và cho rằng các thành phần còn lại là thứ yếu, nếu không có họ thì công ty không thể vận hành.
  • Nhóm người trung lập chỉ mong hết giờ làm việc, đến thời gian lãnh thưởng, sự phát triển hay các sóng ngầm trong công ty không phải là vấn đề của họ.
  • Nhóm người cấp tiến, nhận thức rõ vấn đề và đấu tranh cải thiện, đối với họ sự phát triển của công ty như sự sống còn của bản thân. Họ mong muốn nội bộ công ty cùng chung định hướng, hợp tác cùng giải quyết các vấn đề.

Ở một góc nhìn rộng hơn, các quốc gia có cơ cấu quản trị tham nhũng kém hiệu quả thường xuất hiện Dunning-Kruger gây ra những hệ quả hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình hình phát triển của cả một đất nước hay thậm chí hệ lụy nó còn lan rộng sang các nước láng giềng.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã sa sút trong những năm gần đây được cho là lãnh đạo không đủ năng lực nhưng tất cả đều giả vờ như không biết và vẫn tiếp tục duy trì hoạt động trên nền tảng này dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng. Ví dụ điển hình chúng ta nhìn thấy sự sụp đổ của các đế chế như Kodak, Nokia, Sony. Tất cả đều do hệ quả của Dunning-Kruger tồn tại nhiều năm trong ban lãnh đạo. Họ không phải những người ngớ ngẩn, họ rất giỏi nhưng Dunning-Kruger đã biến họ thành những kẻ ngốc để các đối thủ cạnh tranh vượt qua và nuốt chửng họ.

Văn hóa xã hội

Đôi khi văn hóa xã hội lại là chất xúc tác cho Dunning-Kruger phát triển. Châu Á là nơi Dunning-Kruger xuất phát do văn hóa xã hội. Chắc hẳn các bạn biết rất rõ tình trạng thổi phồng của cha mẹ ở vùng nông thôn châu Á. Mọi người luôn tự hào và khen con mình. Các đây vài năm tôi có nghe được thuật ngữ của các bạn trẻ “Cháu nó ở nhà ngoan lắm” nhưng thực tế thì đứa con lại phạm tội nghiêm trọng. Hay xa hơn là tình trạng “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, con cái không dám cãi lời cha mẹ trong hạnh phúc hôn nhân mặc dù họ có thể biết rõ đâu là đúng đâu là sai.

Một số nền văn hóa dựa trên hệ thống giai cấp hoặc tín ngưỡng có thể dẫn đến việc một số người tự xưng là “Quý tộc”. Thậm chí, sự kém cỏi của những người như vậy có thể bị xã hội xem thường, củng cố hiệu ứng Dunning-Kruger.

Để minh chứng rõ điều này tôi sẽ sang Châu Âu mệnh danh là lục địa già. Tới đây tôi xin phép đề cập đến nước Pháp, đất nước có thể xem là mắc hiệu ứng Dunning-Kruger suốt thời kỳ lịch sử quân chủ chuyên chế.

Trong khoảng thời gian từ năm 1760 đến năm 1840, nước Pháp đóng vai trò quan trọng trên cục diện chính trị quốc tế, ảnh hưởng sâu sắc tới các nước khác như Ireland, Ba Lan, Hà Lan, Ý,… và là trung tâm của các phong trào trí thức trong thế kỷ XVIII. Khoa học của nước Pháp đã dẫn đầu thế giới.

Phần lớn các tác phẩm văn hóa và chính trị đều được viết bằng tiếng Pháp, và được các nhà trí thức thuộc nhiều quốc gia tìm đọc và các ý tưởng, sáng kiến, phát minh của người Pháp được các dân tộc khác trên thế giới theo dõi và bắt chước. Tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ quốc tế, dùng cho các nhà trí thức và giới quý tộc của nhiều quốc gia tại châu Âu.

Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Louis XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. 

Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

Cách mạng Pháp (tiếng Pháp: Révolution française; 1789–1799) là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, diễn ra từ năm 1789 đến năm 1799, khi lực lượng tự do dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế lẫn Giáo hội Công giáo Rôma tại Pháp.

Tuy nhiên, sự quá khích của một số lãnh đạo cách mạng và quần chúng đã dẫn đến một thời kỳ đầy bạo lực (Thời đại khủng bố), được tiếp nối bằng nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc trên toàn châu Âu. Các cuộc chiến này đem tinh thần của cách mạng Pháp phổ biến ra toàn châu Âu và làm đảo lộn trật tự cũng như thay đổi sâu sắc cơ cấu xã hội tại các nước châu Âu.

Đến năm 1799, Napoleon Bonaparte trở thành tổng tài của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp sau một cuộc đảo chính, đặt dấu chấm hết cho cuộc cách mạng này. Nó được xem là quan trọng hơn các cuộc cách mạng khác tại Pháp sau này, vì đã kết thúc chế độ phong kiến tại quốc gia Tây Âu này. Nó cũng làm giảm quyền lực chuyên chế và đề cao sức mạnh của nhân dân.

Làm thế nào để phòng tránh Dunning-Kruger

Việc tránh hiệu ứng Dunning-Kruger có thể rất dễ dàng nếu chúng ta biết cách kiềm hãm cái tôi của bản thân, hay nói cách khác chúng ta nên cân nhắc và hạn chế đi đến kết luận một cách vội vã.

Những mối hận thù cá nhân, cái tôi, lòng tự trọng thấp và mong muốn xuất hiện tốt hơn những người khác đều có thể là những lý do khiến một người trở nên ngu dốt và kém năng lực.

Đây là một số mẹo để tránh Dunning-Kruger

Tự tin tìm kiếm sự thật

Bạn hãy để bản thân biết rằng mình còn rất nhiều điều chưa biết, đây là bước đầu tiên phòng tránh Dunning-Kruger. Một ví dụ điển hình là mô tả của Plato về câu nói bất hủ của Socrates “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”.

Điều này về cơ bản có nghĩa là một người không nên đánh giá quá cao khả năng của bản thân và biết khi nào nên dừng lại, suy ngẫm vấn đề. Thay vì tuyên bố là chuyên gia về những thứ vượt quá khả năng và kiến ​​thức của một người.

Luôn học tập kiến thức, trau dồi chuyên môn, lắng nghe người khác sẽ giúp bạn không chỉ nâng cao năng lực bản thân mà còn có khả năng đánh giá tốt hơn các vấn đề tốt, xấu từ đó bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng ra quyết định không biến mình thành một người mắc chứng Dunning Kruger.

Cải thiện hiệu suất tại nơi làm việc

Điều tồi tệ nhất mà người ta có thể làm ở nơi làm việc là giả định trở thành một chuyên gia chỉ bằng cách tham khảo Google hay Wikipedia. Điều tồi tệ nhất mà người ta có thể làm ở nơi làm việc là giả định trở thành một chuyên gia chỉ bằng cách tham khảo.

Bạn nên thường xuyên cập nhật bộ kỹ năng và nâng cao kiến ​​thức bằng cách tham khảo các nguồn tài liệu hoặc thông tin  đáng tin cậy, cùng với kinh nghiệm sẽ cải thiện hiệu suất tại nơi làm việc. Thông qua việc này tôi cũng xin bày tỏ quan điểm một thực trạng thường xảy ra trong công ty. Một vài nhân viên có thâm niên mắc Dunning-Kruger luôn tự cho mình là chuyên gia kết hợp với nhóm người trung lập tạo ra hiệu ứng đáng sợ rằng: Những điều các nhân viên có thâm niên nói lúc nào cũng đúng. Các bạn nhân viên mới vô hình chung từ trang giấy trắng thay vì được hướng dẫn cách làm việc và chia sẻ kinh nghiệm đúng đắn thì lại nhận lấy cái nét vẽ nguệch ngoạc. Bản thân tôi thường lên án các trường hợp này.

Đối với các bạn quản lý đội nhóm hay quản lý tầm trung ở cấp phó phòng, trưởng phòng cần nhận thức rõ việc gạt bỏ cái tôi. Các bạn không chỉ ở vai trò quản lý mà còn là người truyền lửa giúp các đồng đội bên dưới mình phát triển. Dunning-Kruger không tồn tại ở những nhà quản lý biết hy sinh vì đồng đội. 

Mặc dù khó có thể thừa nhận rằng cấp dưới có thể biết nhiều hơn bạn, nhưng việc gạt bỏ cái tôi của bạn sang một bên cũng sẽ giúp bạn học hỏi không chỉ từ những người cấp trên mà cả những người bạn muốn lãnh đạo. Cuối cùng biến bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn.

Tạo ra sự hài hòa ở nơi làm việc

Có khả năng là bạn đã vô tình có ác ý với đồng nghiệp hoặc trút sự bực bội lên cấp dưới. Dù bằng cách nào, thừa nhận sai lầm, xin lỗi về hành vi xấu và cố gắng thực sự quan tâm đến đồng nghiệp của mình sẽ giúp bạn tạo ra sự hòa hợp tại nơi làm việc và tránh hiệu ứng Dunning-Kruger bằng cách tránh những điều như Nguyên tắc Peter.

Khắc sâu dấu ấn của bạn trên con đường sự nghiệp

Các nấc thang trên con đường sự nghiệp là những sự thay đổi, thử thách mà bạn phải vượt qua. Trong đó có cả vượt qua Dunning-Kruger gạt bỏ cái tôi của bản thân. Nhưng thật sự không có nhiều người vượt qua được Dunning-Kruger mặc dù họ có thể thăng tiến trong sự nghiệp bằng nhiều cách.

Nhiều người có thể bị mắc kẹt ở cùng một bàn làm việc vì hiệu ứng Dunning-Kruger. Điều này là do họ luôn cho rằng bản thân mình có đủ năng lực nhưng thực tế không phải như vậy. Vô hình chung họ tự xây nên bức tường vững chắc cản trở sự phát triển cả với tư cách cá nhân tại nơi làm việc và thăng tiến trong ban lãnh đạo.

Ra các quyết định thật sự tốt nhất

Có thể nói, bằng cách làm theo những điều đã nói ở trên, bạn không chỉ có thể cải thiện hiệu suất tại nơi làm việc mà còn cả việc ra quyết định. Từ việc đưa ra các quyết định mua hàng sáng suốt đến việc đảm bảo bạn không hủy hoại các mối quan hệ mà bạn yêu quý nhất.

Tránh hiệu ứng Dunning-Kruger cũng có thể giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách đưa ra quyết định tốt hơn.

Chu kỳ cường điệu của Gartner: Số lượng nỗ lực nhỏ tạo ra số lượng cải tiến lớn

Chu kỳ cường điệu của Gartner là một biểu diễn đồ họa về sự trưởng thành, sự chấp nhận và việc áp dụng các công nghệ nhất định vào xã hội.

Biểu đồ chu kỳ cường điệu của Gartner nêu bật đỉnh điểm của kỳ vọng bị thổi phồng và là một ví dụ điển hình để hiểu cách các công ty có thể trở thành con mồi của hiệu ứng Dunning-Kruger do thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, hành động kịp thời để tránh các quyết định dựa trên kỳ vọng bị thổi phồng có thể giúp các công ty tránh được những cạm bẫy. Do đó, những nỗ lực nhỏ sẽ tạo ra những cải tiến lớn.

Kết luận

khuếch đại cho những kẻ ngốc và những kẻ điên rồ’. Việc tìm thấy những người trên các trang web mạng xã hội tự xưng là chuyên gia về những thứ mà thật sự họ chẳng có chuyên môn là chuyện hết sức bình thường ngày nay.

Một số người chỉ cần đọc được vài dòng bình luận Twitter của một nhà Vật lý học và cố gắng đưa ra các nhận định tích cực hay tiêu cực thì ngay lập tức họ có thể tuyên bố có kiến ​​thức ‘chính xác’ về chủ đề này.

Đó là chưa kể phong trào ‘Trái đất phẳng’ đã trở thành một hiện tượng trong những năm qua. Trước sự bùng nổ của hành vi này, hiệu ứng Dunning-Kruger ngày nay có nhiều con mồi hơn bao giờ hết.

Nhưng không chỉ có những người thiếu kiến thức, có cái tôi quá lớn hay những ý nghĩ thiên vị mới có thể dễ dàng nạn nhân của Dunning-Kruger. Ngay cả những người có hiểu biết, xuất sắc vẫn có thể mắc hiệu ứng Dunning-Kruger, điều này mới thật sự tai hại, họ sẵn sàng chia sẻ các thông tin mà bản thân họ không hiểu rõ nguồn gốc và tính xác thực của nó. Tất nhiên, khi chia sẻ được đưa ra thì lượng Fan hưởng ứng bất chấp là không đếm hết được. Tác hại còn lớn hơn những kẻ thiếu kiến thức. “Kẻ thiếu kiến thức tác hại 10 thì người có kiến thức có thể gây tác hại gấp trăm nghìn lần”.

Cách tốt nhất để tránh hiệu ứng Dunning-Kruger trong thời đại thông tin, (bao gồm nhiều thông tin không chính xác), là lùi lại một bước, xác minh sự thật, thừa nhận sai lầm của mình. Quan trọng là cần đảm bảo rằng bạn hiểu bản thân mình biết những gì và không biết những gì.

Năm 2000, Kruger và Dunning đã được trao Giải Ig Nobel để công nhận đóng góp khoa học trong “báo cáo khiêm tốn của họ”.] Bài hát “The Dunning–Kruger Song” là một phần của The Incompetence Opera, một vở opera nhỏ được công chiếu tại lễ trao giải Ig Nobel năm 2017. Các vở opera nhỏ được quảng cáo là “cuộc gặp gỡ âm nhạc giữa nguyên lý Peter và hiệu ứng Dunning–Kruger”.

Kẻ dốt khẳng định, người thông thái nghi ngờ, nhà hiền triết suy nghĩ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing