Tuyển dụng đúng người đúng việc và giữ chân nhân tài

Làm thế nào để tuyển dụng đúng người đúng việc và giữ chân nhân tài? Đó là mối quan tâm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sở hữu một nguồn nhân viên chất lượng, biết việc và làm được việc là điều mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. Nhưng việc này là một thách thức to lớn đối với người làm nhân sự.

Tham khảo ngay những bí quyết dưới đây để giải bài toán đặt ra ở trên.

Làm thế nào để tuyển dụng đúng người đúng việc và giữ chân nhân tài

1- Chọn đúng người – đúng việc

Sau khi xác định nhiệm vụ cần giao và các kỹ năng cần thiết, hãy tự hỏi: “Ai trong số các nhân viên của mình phù hợp với công việc này?”

Tùy thuộc vào tính chất công việc và năng lực, kinh nghiệm của từng nhân viên mà giao việc.

Bạn không thể giao công việc của một chuyên viên quan hệ công chúng (PR) cho một người hướng nội, trầm tính và cẩn thận, nhưng nếu được đặt vào một vị trí phù hợp như BTV, lập trình viên, kế toán – kiểm toán,… thì chắc chắn họ sẽ phát huy được năng lực của mình.

Có rất nhiều phương pháp kiểm tra tính cách của mỗi người như nhân – tâm tướng, trắc nghiệm phân loại MBTI… sau đó kết hợp với năng lực chuyên môn để giao đúng người đúng việc.

Chọn đúng người – đúng việc

2- Chung mục tiêu – Chung tầm nhìn

Nhân viên là nguồn thông tin tốt nhất về sự đóng góp của các mục tiêu cụ thể vào việc làm tăng năng suất chung, khả năng đáp ứng, hoặc mục đích kinh doanh khác.

Khi có chung mục tiêu, chung tầm nhìn với doanh nghiệp, họ sẽ gạt bỏ đi sự không hài lòng do việc áp đặt từ phía những người quản lý. Đồng thời, cống hiến nhiều hơn vì mục tiêu chung.

Để thực hiện được điều này, mục tiêu phải được đặt ra thật rõ ràng, tránh đặt những mục tiêu khác nhau cho những nhân viên có cùng vị trí.

Điều này không chỉ gieo rắc sự oán giận mà còn đặt bạn vào trạng thái pháp lý xấu vì bị kết tội là phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, phải thường xuyên theo dõi và đánh giá lại để đảm bảo rằng các mục tiêu vẫn còn ý nghĩa và nhân viên vẫn đi đúng hướng.

3- Không ngừng đào tạo – huấn luyện

Đã bao giờ bạn tự hỏi “Mình đã đào tạo nhân viên đủ tốt chưa?” trước khi than phiền và chỉ trích họ “không đủ tốt” chưa?

Quá trình đào tạo nhân viên quyết định rất nhiều tới năng suất làm việc cũng như sự trung thành của họ với doanh nghiệp.

Nhân viên không chỉ cần được đào tạo về kỹ năng chuyên môn mà cả những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc như: thái độ, chăm sóc khách hàng, giao tiếp ứng xử, xử lý tình huống, diện mạo,… cũng cần được huấn luyện.

Không ngừng đào tạo huấn luyện

Đồng thời được trang bị những kiến thức công việc ở các phòng ban khác nhau để họ thấy được bản thân cũng liên quan đến việc phát triển chung của cả công ty.

Hãy nhớ, nhân viên của bạn cũng giống như những đứa trẻ vậy, nếu không được giáo dục, đào tạo và huấn luyện sẽ không thể trở thành “hiền tài”, “nguyên khí” được.

Nhắc tới việc huấn luyện – đào tạo nhân viên, mô hình tam giác năng lực ASK – mô hình đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tế không thể bỏ qua. Với 3 phân cấp Knowledge (Kiến thức) – Skill (Kỹ năng) – Attitude (Phẩm chất / Thái độ) doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai hàng loạt quy trình trong quản trị nhân sự như: sàng lọc ứng viên trong tuyển dụng, đánh giá ứng viên khi phỏng vấn, đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp, xây dựng lộ trình onboarding và đào tạo nội bộ…

Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân sự trong các doanh nghiệp SMEs

4- Ủy quyền – Giao việc hiệu quả

Ủy quyền và giao việc là kỹ năng quan trọng của bất kỳ người quản lý hay nhà lãnh đạo nào, dù chỉ có trong tay vài nhân viên hay điều hành hàng ngàn nhân sự.

Khi người quản lý biết giao quyền là lúc họ làm vai trò quản lý con người của mình.

Có một vài kinh nghiệm về cách giao việc có thể nhắc tới là:

  • Không cầu toàn và đặt niềm tin vào nhân viên
  • Nắm rõ tính chất cụ thể của công việc cần giao để lựa chọn người phù hợp
  • Tập trung để giúp nhân viên phát triển thế mạnh bản thân
  • Không nên dành hết những việc dễ cho bản thân mình
  • Gạt bỏ suy nghĩ chỉ mình mới làm tốt được việc này
  • Nghỉ ngơi một thời gian ngắn để nhận định khả năng tự vận hành công việc của nhân viên

Kỹ năng giao việc ủy quyền mang nhiều lợi ích quan trọng cho nhà quản lý.

Nếu giao việc tốt, người quản lý, lãnh đạo sẽ có nhiều thời gian hơn để giải quyết những công việc quan trọng mang tính chiến lược, kế hoạch, không mất thời gian cho những công việc nhỏ nhặt mà giá trị lại không cao.

Bên cạnh đó, ủy quyền và giao việc còn tạo ra đội ngũ kế cận.

Thông qua giao việc, chúng ta có thể phát hiện, đánh giá được năng lực của nhân viên, biết được ai tốt ai chưa. Từ đó có kế hoạch phát triển đội ngũ nhân sự tiềm năng.

Đặc biệt, việc ủy quyền, giao việc hiệu quả còn là một trong những cách thể hiện sự tin tưởng mà sếp dành cho nhân viên, tạo động lực cho nhân viên.

Khi cảm thấy được tín nhiệm, nhân viên sẽ tích cực hơn trong công việc. Công việc này cũng giúp nhà lãnh đạo sử dụng hiệu quả nguồn lực, đảm bảo tất cả nhân sự được giao việc một cách công bằng, các nhiệm vụ đều có người thực hiện. T

hông qua đó, giao quyền là hình thức phát triển nhân viên tốt nhất.

Để có thể ủy quyền công việc hiệu quả, cần nắm rõ được các phương thức ủy thác và hiểu được sự khác biệt của những phương thức đó.

Tăng dần theo cấp độ, chúng ta có 5 hình thức ủy quyền như sau:

  • Ủy thác đại sứ: là hình thức ủy thác cho ai đó đại diện cho mình
  • Ủy thác chỉ định: là hình thức bàn giao công việc cho ai đó và buộc người ta phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
  • Ủy thác quyền sở hữu: là hình thức giao lại công việc và quyền sở hữu cho mọi người ở doanh nghiệp.
  • Ủy thác phát triển: là hình thức cao nhất của hoạt động ủy thác. Hình thức này có thể trở thành một bộ phận của các quy trình, kế
  • hoạch chính thức và được thực hiện như một phần của các công việc thường ngày của nhà quản lý.
  • Ủy thác quản lý: nhằm mục đích giữ mối quan hệ lâu bền giữa các cấp điều hành và thừa hành, khi nó liên quan đến việc chuyển cho ai đó trách nhiệm theo dõi và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong khoảng một thời gian nhất định.

5- Truyền cảm hứng

Truyền cảm hứng cho nhân viên

Việc truyền cảm hứng cho nhân viên là một việc làm rất cần thiết. Khi có tinh thần làm việc thì hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ trở cao hơn rất nhiều.

Để truyền cảm hứng cho nhân viên, trước tiên bản thân người làm sếp phải là người tràn đầy cảm hứng và nồng nhiệt với với sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó lan tỏa cảm hứng đó tới nhân viên cấp dưới.

Đồng thời, chia sẻ sứ mệnh công việc tới toàn nhân viên để tạo cho họ một ý thức về bổn phận và sự kết nối tới một bức tranh lớn.

Điều này sẽ tạo ra sự kích thích nhiều hơn nữa, để việc chia sẻ sứ mệnh công việc ngược với việc chỉ hoàn thành một nhiệm vụ công việc được giao.

Bên cạnh đó, người lãnh đạo còn phải tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi, bộc lộ hết tài năng và phát triển. Khi họ hiểu và biết rằng mình nên làm những gì tốt nhất vào mỗi ngày, thì sự hài lòng và thỏa mãn với công việc chắc chắn tăng lên.

Và khi họ nhận thấy sự động viên không ngớt về năng lực cùng những mục tiêu đầy ý nghĩa, sự thách thức và sự tiến bộ chắc chắn họ không bao giờ muốn rời khỏi công ty bạn.

Ngoài ra, đừng quên thừa nhận và khen ngợi nhân viên của mình. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, nhân viên sẽ làm việc tốt hơn nếu họ nhân được nhiều sự phản hồi từ cấp trên.

Tập trung vào việc khen ngợi những thế mạnh của họ, những thành quả công việc đồng thời tránh chỉ trích những khuyết điểm của họ trước mặt những nhân viên khác, bằng cách nói chuyện riêng với họ và đưa ra những lời khuyên sẽ giúp họ có động lực tiến lên cùng doanh nghiệp hơn.

Xem thêm: Công thức gia tăng động lực nhân viên

6- Quản lý theo định hướng con người – Quản lý minh bạch

Quản lý theo định hướng con người Quản lý minh bạch

Nếu lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp đều hoạt động một cách minh bạch, kết quả đạt được chắc chắn không hề nhỏ: sự tin tưởng và các mối quan hệ, giải pháp hữu ích, cộng tác ăn ý, kho tài liệu lớn, đánh giá nhân viên chính xác và tuyển dụng hiệu quả.

Khi nhắc đến xây dựng mối quan hệ vững chắc ở nơi làm việc, sự tin tưởng luôn đóng một vai trò quan trọng.Mỗi nhân viên đều mong muốn được coi trọng và tin tưởng.

Việc cho phép nhân viên nắm giữ thông tin về doanh nghiệp khiến họ cảm thấy mình thực sự là một phần trong doanh nghiệp, và sẵn sàng trao lại sự tin tưởng gấp đôi. Với một sự tin tưởng cao độ, nhân viên sẽ có động lực để làm việc hiệu quả hơn.

Sẽ càng tốt hơn nữa nếu doanh nghiệp xây dựng và công bố các tiêu chuẩn đánh giá công việc một cách rõ ràng. Đồng thời yêu cầu nhân viên cập nhật kết quả đầu việc mỗi ngày để người quản lý dễ dàng góp ý, bình luận và thảo luận chuyên sâu.

Đó mới thực sự là cộng tác hiệu quả – kết nối với đúng người, đúng thời điểm, đúng mục đích – chứ không phải một sai lầm quen thuộc: việc ai nấy làm và không quan tâm tới người khác.

Xem thêm: 10 kinh nghiệm cho vị trí quản lý nhân sự từ chuyên gia

7- Bài toán phân chia lợi ích

Lợi ích là gốc rễ cốt lõi nhất để tạo gắn kết giữa những con người với nhau trong doanh nghiệp.

Lãnh đạo cần giải quyết bài toán chia hợp lý để ai cũng có “động lực” làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

8- Giữ chân nhân tài

“Nhân tài là nguyên khí của doanh nghiệp”, tuyển được người tài đã khó, giữ chân được người tài còn khó hơn nhiều lần. Khi sở hữu một nhân viên có năng lực, hiểu việc và biết việc doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được thời gian mà hiệu suất công việc còn tăng lên đáng kể.

Để giữ chân nhân tài, mức lương thưởng xứng đáng với năng lực của họ là chưa đủ. Doanh nghiệp còn cần phải cung cấp cho họ một môi trường làm việc sáng tạo, cạnh tranh, thoải mái,… để họ có thể phát huy được sở trường và tiềm lực của bản thân.

Bên cạnh đó, một lộ trình thăng tiến rõ ràng, một chế độ đãi ngộ hấp dẫn, sự tin tưởng, tôn trọng và quan tâm của lãnh đạo sẽ là điều kiện đủ để nhân viên gắn bó với doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết chia sẻ làm thế nào để tuyển dụng đúng người đúng việc và giữ chân nhân tài. Hy vọng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích để vận dụng trong doanh nghiệp của mình.

Chúc bạn thành công.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing