Ngành học Hệ thống thông tin (IS) là học cái gì, ra đi làm thì làm gì, có khó học không?

Hôm qua mình thấy một post của bạn hỏi về một loạt các ngành tech mà những trường đại học ở Việt Nam đang dạy, trong đó có ngành Hệ thống thông tin. Trùng hợp đây lại là ngành mình học và mình cực kì thích nó, sẵn đây chia sẻ cho các bạn nào đang chuẩn bị thi đại học để các bạn hiểu hơn ngành Hệ thống thông tin là học cái gì, đi làm sẽ làm nghề gì, nhu cầu thị trường ra sao, thu nhập có khá không, học có khó không… Hi vọng bạn sẽ có cái để tham khảo và chọn đúng trường, đúng nghề mình thích.

Hệ thống thông tin (gọi tắt là IS) là học cái gì?

Trong đa số các trường mình biết, cũng như trường ngày xưa của mình (RMIT Việt Nam), thì ngành hệ thống thông tin gần giống nhất với ngành IT, có điều bạn phải học nhiều môn về kinh doanh hơn. Bạn có thể nghĩ về ngành IS như một ngành có 50% IT và 50% business.

Nói về IS, nó không chỉ là một ngành. Trong mọi công ty đều cần IS. Hệ thống kế toán cũng là một phần của hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp. Máy POS để các bạn nhân viên bán hàng dưới cửa hàng cũng là một phần của IS. Tương tự cho các hệ thống lớn hơn như ERP, hệ thống quản lý nhân sự & tiền lượng, hệ thống báo cáo, hệ thống dashboard để theo dõi tình hình kinh doanh, hệ thống xử lý đơn hàng… Tất cả đều có thể gọi chung là IS.

Học hệ thông thông tin ra làm gì?
Học hệ thông thông tin ra làm gì?

Trong ngành IS, bạn sẽ được học cách làm ra, vận hành, quản lý, triển khai những hệ thống nói trên. Bạn sẽ được học cách thiết kế, các dạng sơ đồ của vẽ ra quy trình và cách chạy của hệ thống. Bạn sẽ được học về cơ sở dữ liệu, trái tim của mọi hệ thống thông tin. Bạn sẽ được học về cách giao tiếp, thuyết phục, nói chuyện với loài người để triển khai dự án cho thành công.

Bạn cũng sẽ được học cách quản lý dự án cho kịp thời gian đã hứa (và những thứ này đều có phương pháp cả). Tất nhiên, bạn cũng sẽ học cách lập trình ra các phần mềm (có thể sẽ được học phần cứng, mà cái này tùy dự án).

Các trường khác thì tùy trường, nhưng ở RMIT thì mình bắt buộc phải học thêm các môn về kinh doanh, ví dụ như xác suất thống kê, kế toán, marketing nhập môn, kinh tế vi mô vĩ mô, thậm chí phải học cả Excel, Access như tất cả các bạn học ngành kinh tế. Những kiến thức này giúp bạn hiểu được các phòng ban khác trong công ty đang làm cái gì, phải hiểu thì bạn mới nói chuyện được với họ, mới hiểu họ cần gì, hệ thống cần làm gì để đáp ứng… chứ không cái bạn làm ra chẳng ai xài cả, hoặc chạy sai thì càng chết nữa.

Một số người sẽ nói hệ thống thông tin là một ngành dành cho bạn nào thích công nghệ nhưng không thích viết code, mình thấy quan điểm này cũng hợp lý, nhưng với bản thân mình thì bạn không được phép dở hơn các bạn học IT về khoảng code hay kiến trúc hệ thống. Bạn phải là người giỏi bằng hoặc hơn họ vì những thứ bạn làm ra có thể xoay chuyển cả một công ty, đi lên hoặc đi xuống, và bạn không được phép làm tệ.

Học hệ thống thông tin ra thì làm gì?

Có rất nhiều con đường cho bạn. Trong lúc học, giả sử bạn thích kĩ thuật hơn và không muốn giao tiếp nhiều với loài người thì bạn có thể trở thành kĩ sư phần mềm hoặc lập trình viên nói chung.

Nhưng ngành mà mình thích phổ biến nhất được các bạn hệ thống thông tin chọn sau khi học xong đó là Business Analyst hay bên Mỹ gọi là System Analyst. Nhiệm vụ của bạn là nói chuyện với người dùng / khách hàng, phân tích xem họ cần gì, hệ thống cần làm ra như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đó, chúng kết nối với các hệ thống khác ra sao. Bạn sẽ viết thành các tài liệu, gọi là document, rồi đội lập trình sẽ code nó ra theo thiết kế của bạn.

Lưu ý, Business Analyst ở đây không phải là người làm phân tích số liệu như cái tên dễ gây hiểu lầm của nó. Có nghề Business Analyst nữa nhưng nghề đó sẽ làm về số nhiều hơn và không làm hoặc ít làm về hệ thống.

Một số người bạn của mình thì đi làm marketing. Nghe có vẻ không liên quan, nhưng việc hiểu được hệ thống chạy như thế nào, cộng thêm tính cách năng động, sáng tạo của bạn, có thể giúp phòng marketing tạo ra những chiến dịch sáng tạo hơn, vận hành tốt hơn, biết dùng chức năng nào của hệ thống cho việc gì, và biết cách yêu cầu thêm tính năng từ phòng IT nên mọi thứ chạy nhanh hơn.

Ngoài ra, mới đây mình nhận thấy các bạn học hệ thống thông tin thì rất hợp để đi làm data. Data Engineer (như mình) làm việc với để đưa dữ liệu từ A sang B, tổ chức data warehouse, báo cáo, phân tích… Data Analyst cũng được, nếu bạn thích làm về số và không thích kĩ thuật, hoặc Data Science nếu bạn muốn đi theo hướng phân tích sâu, tạo ra các mô hình dự báo… Trong IS, bạn được học rất nhiều về dữ liệu và cơ sở dữ liệu nên đi làm data thì hợp lắm.

Những ngành nói trên đều đang là ngành cần thiết tại Việt Nam, nhất là khi nhiều doanh nghiệp bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của IT đến việc kinh doanh, cạnh tranh. Lương thì tùy vào năng lực của bạn và công ty có khả năng trả đến đâu và giá trị của bạn như thế nào, nhưng nhìn chung là đủ sống, không căng thẳng.

Học ngành hê thống thông tin có khó không? Có cần tiếng Anh không?

Đối với mình thì mọi ngành đều khó, không có khái niệm “dễ”. Dễ là dễ khi bạn chỉ biết sơ cái này cái kia, nhưng để giỏi thì không có ngành nào “dễ giỏi” hết, từ marketing, tài chính, kế toán, môi trường… cho đến công nghệ. Mục tiêu của mình khi học và làm đó là luôn phải giỏi nhất có thể ở lĩnh vực của mình và chuyện đó rõ là không dễ.

Có cần tiếng Anh không? Thực ra thì ngành nào bây giờ cũng cần, nhưng đã bước chân vô ngành hệ thống thông tin thì bạn phải giỏi hoặc khá tiếng Anh, không được phép dở. Lý do là khi bạn bí, không biết làm một cái gì đó thì bạn cần Google bằng tiếng Anh, chứ Google bằng tiếng Việt thì không ra nhiều thông tin bằng. Ngoài ra khi làm việc với các công cụ thì bạn cũng phải dùng tiếng Anh. Chưa kể làm việc với các công ty có nhân sự nước ngoài thì cũng dùng tiếng Anh.

Nguồn: Internet

Tin tức về môi trường

Tin tức về đào tạo

Tin tức về khoa học

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing