10 cách quản lý nhân viên nhà Quản trị thông thái

Muốn doanh nghiệp vận hành và phát triển tốt, nhà quản trị cần biết cách quản lý nhân viên. Thông qua cách quản lý nhân sự khéo léo, doanh nghiệp có thể tạo ra môi trường làm việc đạt hiệu suất và chất lượng tốt.

Nhân viên chính là nền tảng sức mạnh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả sau đây sẽ giúp nhà quản trị xây dựng được bộ máy nhân sự chất lượng, vững mạnh.

Tuyển dụng đúng người

Ngay từ ban đầu, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc tuyển dụng nhằm thu hút các nhân tài và lựa chọn nhân viên phù hợp với các tiêu chí. Ngoài năng lực và các yếu tố phù hợp với bản mô tả công việc, doanh nghiệp có thể cân nhắc một số phẩm chất khác như:

10 cách quản lý nhân viên nhà Quản trị thông thái
  • Trung thực: Là người sẽ luôn thành thật, giữ lời hứa và có trách nhiệm
  • Khiêm tốn: Người biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, không tự cao hay tự ti
  • Nhiệt tình: Người ham học hỏi và người có tư duy sáng tạo
  • Tiết chế cảm xúc: Người có thể kiềm chế cảm xúc hoặc đồng cảm với mọi người
  • Có động lực và quyết tâm: Sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ công việc
  • Team Player: Tương tác và có khả năng làm việc nhóm tốt
  • Đáng tin cậy: Người mà doanh nghiệp có thể tin tưởng giao phó nhiệm vụ
  • Tiếp thu: Người biết lắng nghe nhận xét từ người khác

Các doanh nghiệp hiện nay đôi khi chỉ tập trung vào việc tuyển dụng người có trình độ, mà bỏ qua mất kỹ năng hay phẩm chất của ứng viên. Việc dành nhiều thời gian và đầu tư vào chiến lược tuyển dụng chính là một cách quản lý nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp.

Đo lường và giám sát hiệu suất làm việc của nhân viên

Quản lý và đánh giá KPI nhân viên được xem là một trong những cách quản lý nhân viên hiệu quả dành cho nhà quản trị. Đo lường và giám sát hiệu suất làm việc của nhân sự là điều không hề dễ dàng, bởi không ai muốn bị giám sát và kiểm tra liên tục. Là một nhà quản lý thông minh bạn nên tránh:

  • Quản lý vi mô: Liên tục hỏi nhân viên cách thức và tiến độ thực hiện công việc. Điều này khiến nhân viên cảm thấy áp lực, căng thẳng mà còn sinh ra tâm lý khó chịu
  • Phản hồi tích cực/tiêu cực liên tục: Việc đưa ra quá nhiều phản hồi tích cực hay lời khen có thể khiến nhân viên tự tin thái quá và trở nên chểnh mảng. Phản hồi tiêu cực liên tục cũng có thể khiến nhân viên tự ti và mất tinh thần làm việc
  • Thiếu quyền riêng tư: Kiểm soát mọi công việc của nhân viên có thể khiến họ cảm thấy sợ hãi, bực bội, không được tôn trọng

Xem thêm: Quy trình và mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc

Khi đo lường hiệu suất của nhân viên, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu hàng tháng hoặc hàng quý cụ thể. Ngoài ra cần phân chia công việc cụ thể, giao nhiệm vụ rõ ràng cho nhân viên.

Thúc đẩy giao tiếp cởi mở

Tương tác với nhân viên cũng chính là một cách quản lý nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp. Thúc đẩy giao tiếp cởi mở giữa cấp trên với cấp dưới hay giữa các nhân viên, phòng ban với nhau, giúp tạo dựng môi trường làm việc thân thiện và hòa đồng. Nhà quản lý cần tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng, nơi mà nhân viên được trình bày quan điểm, lắng nghe và đồng cảm.

10 cách quản lý nhân viên nhà Quản trị thông thái

Khuyến khích nhân viên nói lên quan điểm và ý tưởng của mình

Một trong những cách quản lý nhân viên chính là khuyến khích họ thể hiện quan điểm và ý kiến của mình. Điều này cho thấy nhân viên được tôn trọng, được tương tác với mọi người và thể hiện bản thân. Nhà quản lý không nên gạt bỏ ý kiến của nhân viên ngay cả khi ý tưởng đó không hề khả thi. Việc mà bạn cần làm chính là giải thích cho nhân viên hiểu và khuyến khích họ đóng góp các ý tưởng tốt hơn.

Xem thêm: Phong cách quản lý nhân viên của người lãnh đạo có TÂM và có TẦM

Có mục tiêu rõ ràng

Một trong những cách quản lý nhân viên kinh doanh chính là làm cho họ hiểu một cách sâu sắc về mục tiêu của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần xác định và thiết lập mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn và có thể đặt được. Sau đó, đưa ra mục tiêu này với nhân sự của mình, cho họ thời hạn và cách thức để đặt được mục tiêu này.

Khi giao tiếp và đặt mục tiêu cá nhân/nhóm, người quản lý cần cung cấp các nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: Mô tả công việc, sản lượng, doanh thu cần đặt được. Nhà điều hành cần giữ mục tiêu SMART:

  • S – Specific: Cụ thể
  • M – Measurable: Có thể đo lường
  • A – Attainable: Có thể đạt được
  • R – Relevant: Có liên quan
  • T – Time-based: Dựa trên thời gian

Nhà quản lý không đưa ra định hướng và mục tiêu rõ ràng có thể khiến nhân viên cảm thấy bối rối, mất phương hướng và tinh thần làm việc. Đặt mục tiêu cũng giúp ban lãnh đạo giám sát sự tiến bộ của các cá nhân. Bạn cần ghi nhớ rằng nhân viên sẽ không đáp lại những kỳ vọng nếu họ không biết bạn mong đợi gì ở họ.

Ghi nhận và khen thưởng nhân viên chăm chỉ

Ghi nhận và khen thưởng những nhân viên làm việc chăm chỉ, hoàn thành công việc là cách quản lý nhân sự thông thái cho nhà điều hành. Mọi nhân viên đều thích được khen thưởng, nhất là khi họ đã nỗ lực hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Nếu bạn thấy nhân sự của mình đã làm việc chăm chỉ, có cố gắng bạn cần khen thưởng bằng các phần thưởng hoặc dành một lời động viên. Việc khen thưởng nên được tiến hành công khai, đảm bảo tính công bằng.

Dành thời gian tận hưởng cho nhân viên

Một nhà quản lý thông thái cần để nhân viên của mình tận hưởng công việc của mình, chơi hết sức và làm việc hết mình. Nhân viên dành phần lớn thời gian trong ngày để hoàn thành công việc. Muốn tạo động lực cho nhân viên, nhà quản trị cần biến văn phòng làm việc thành một nơi thú vị hơn. Nơi mà nhân viên của bạn có thể thoải mái sáng tạo, tư duy, tâm lý thoải mái và hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất.

10 cách quản lý nhân viên nhà Quản trị thông thái

Lấy các ví dụ điển hình

Cách quản lý nhân viên hiệu quả chính là biến bản thân mình trở thành ví dụ, là tấm gương tốt cho nhân viên. Nhân sự cấp dưới thường nhìn và học theo các hành vi của cấp trên. Ví dụ: Nếu bạn đến muộn, chậm deadline, nhân viên sẽ nghĩ rằng họ cũng có thể đến muộn và chậm trễ tiến độ công việc. Muốn nhân viên hành xử theo mình mong đợi, bản thân người quản lý phải tự mình phấn đấu, trở thành phiên bản lý tưởng.

Tạo dựng niềm tin với nhân viên của mình

Một trong những nguyên tắc trong quản lý nhân sự chính là niềm tin. Niềm tin chính là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Một nhà quản lý thẳng thắn, trung thực và minh bạch sẽ được nhân viên tôn trọng, tin tưởng và muốn gắn bó lâu dài. Việc nói dối bất cứ vấn đề gì liên quan đến doanh nghiệp hoặc các vấn đề khác có thể khiến nhân viên không tin tưởng và tôn trọng bạn nữa.

Không áp dụng cách quản lý nhân viên chung

Trong một tập thể sẽ có những nhân sự với tích cách, sở thích khác nhau, chính vì vậy nhà quản trị không nên áp dụng một khuôn khổ quản lý chung cho tất cả mọi người.

Ví dụ: Một nhân viên A có thể hoàn thành tốt công việc trong môi trường áp lực lớn và thời gian gấp rút; ngược lại nhân viên B thì không.

Nhà quản lý phải thấu hiểu từng nhân viên của mình, từ đó đưa ra biện pháp tiếp cận và điều chỉnh phù hợp.

Nguồn fastwork

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisement -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME

Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4.9 5 9668
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME là một nền tảng chia sẻ kiến thức và giải pháp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này nâng cao hiệu quả quản trị và phát triển bền vững. Trong cộng đồng, các thành viên có thể cùng nhau trao đổi về các quy trình quản lý, tối ưu hóa tài chính, cải thiện hoạt động kinh doanh, cũng như áp dụng các công nghệ mới để thúc đẩy sự tăng trưởng. Đây là nơi các doanh nghiệp cùng học hỏi từ kinh nghiệm thực tế, tìm kiếm đối tác, và cập nhật những xu hướng quản trị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Cộng đồng SME
0935711971 customer service VN Vietnamese
CỘNG ĐỒNG SME Cộng đồng SME 0935711971 100.000.000 VND - 100.000.000.000 VND
103 đường số 7, khu dân cư Cityland Centerhills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh 70000 VN VN
10.58198;107.289984 10.58198,107.289984
Monday08:30-17:30
Tuesday08:30-17:30
Wednesday08:30-17:30
Thursday08:30-17:30
Friday08:30-17:30
Saturday08:30-17:30

Cộng đồng SME là gì?

Cộng đồng SME là một nhóm, diễn đàn hoặc mạng lưới nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia sẻ kiến thức, giải pháp, và kinh nghiệm quản lý nhằm giúp các doanh nghiệp cùng phát triển bền vững.

Mục tiêu của cộng đồng SME là gì?

Mục tiêu chính là cung cấp giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp SME nâng cao năng lực quản trị, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Các chủ đề thường được thảo luận trong cộng đồng SME là gì?

Các chủ đề bao gồm quản lý tài chính, chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất, marketing, công nghệ, và phát triển nhân sự.

Làm thế nào để tham gia vào cộng đồng SME?

Bạn có thể tham gia thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, hoặc các sự kiện hội thảo dành riêng cho các doanh nghiệp SME.

Cộng đồng SME có cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp không?

Có, nhiều cộng đồng SME chia sẻ các giải pháp công nghệ như phần mềm quản trị, hệ thống ERP, CRM, và các công cụ tự động hóa quy trình.

Cộng đồng SME có giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau không?

Đúng vậy, đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, và khách hàng tiềm năng, giúp mở rộng mạng lưới kinh doanh.

SME có cần phải trả phí để tham gia cộng đồng không?

Điều này tùy thuộc vào từng cộng đồng. Một số cộng đồng cung cấp các tài nguyên miễn phí, trong khi một số khác có thể yêu cầu phí thành viên để truy cập các tài nguyên cao cấp.

Các doanh nghiệp SME có thể học hỏi gì từ cộng đồng này?

Các doanh nghiệp có thể học hỏi về quản lý tài chính, marketing, tối ưu quy trình, đổi mới sáng tạo, và cách áp dụng công nghệ trong kinh doanh.

Cộng đồng có tổ chức các sự kiện offline hay không?

Nhiều cộng đồng SME tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện offline để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia.

SME có thể nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia trong cộng đồng không?

Có, một số cộng đồng SME mời các chuyên gia tư vấn, diễn giả tham gia để cung cấp lời khuyên và chia sẻ kinh nghiệm cho các thành viên.

SME có thể chia sẻ thành công của mình trong cộng đồng không?

Chắc chắn, cộng đồng SME khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thành công và những bài học quý báu của mình để truyền cảm hứng cho những người khác.

Cộng đồng SME có giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tài trợ hay đầu tư không?

Có, nhiều cộng đồng SME cung cấp thông tin về các quỹ hỗ trợ, cơ hội đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2024 ©. Developed by Wemetrics. Wemetrics is Product of3T Software And Solutions.
Discover the powerful combination of Digital CRM and Digital Marketing